Lý Do Đội Mũ Sơ Sinh Là Không Cần Thiết Mà Còn Gây Hại Cho Bé

  14794

Trong lúc ngủ, bé còn có thể bị đổ mồ hôi nhiều, đội mũ cho bé có thể sẽ làm bé bị bí đầu, ngạt, nóng, thậm chí dẫn đến nguy cơ bị đột tử khi ngủ.

Nhiều bà mẹ mới sinh thường có thói quen đội mũ cho bé ngay cả khi ở trong phòng kín, điều này không cần thiết.

Khi có đứa con bé bỏng mới chào đời, cha mẹ thường lo con bị nhiễm lạnh mà cố gắng che chắn, bao bọc con trong đủ loại tã lót, quần áo, mũ, bao tay, kể cả khi ở trong phòng với nhiệt độ ấm áp.  Thực ra, việc đội mũ cho các bé mới sinh không những không cần thiết, mà lại còn có thể gây hại. Dưới đây là những nguyên nhân vì sao không nên đội mũ cho trẻ sơ sinh.

1. Ảnh hưởng đến sợi dây liên kết tình cảm mẹ và bé

Khi đứa con của bạn mới chào đời, bạn sẽ nhận ra bé có một mùi đặc trưng và đáng yêu kì lạ rất riêng. Thực chất, mùi này mang một ý nghĩa sinh học đặc biệt.

Theo các nhà khoa học, mối quan hệ tình cảm giữa người mẹ và đứa con vừa lọt lòng bắt đầu từ giai đoạn mang thai đến khi sinh nở xong. Trong mối quan hệ này, mùi hương đóng một vai trò rất quan trọng giúp củng cố sợi dây liên kết giữa mẹ và bé. Mẹ và em bé mới sinh đã được lập trình để nhận ra nhau dựa vào mùi trên cơ thể.

Khi dùng mũ che kín đầu em bé, việc này sẽ ngăn cản mẹ tiếp xúc với mùi hương đặc biệt của con và làm ảnh hưởng đến quá trình gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé. (Ảnh minh họa)

Khi dùng mũ che kín đầu em bé, việc này sẽ ngăn cản mẹ tiếp xúc với mùi hương đặc biệt đó và làm ảnh hưởng đến quá trình gắn kết tình cảm giữa mẹ và con. Vì thế, muốn gắn bó liên kết với con hơn, các mẹ hãy bỏ mũ ra khỏi đầu bé và để hai mẹ con quấn quýt trong mùi hương đầy tình cảm của nhau.

2. Dễ gây nóng và ngạt cho bé

Có quan niệm dân gian rằng khi trẻ sơ sinh chưa liền thóp (thóp còn được gọi là “cửa đỉnh đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết, thời gian đóng thóp trung bình là gần 14 tháng), cần phải đội mũ cho bé vì sợ gió lạnh sẽ thổi qua phần thóp chưa liền, làm bé bị nhiễm lạnh.

Thực ra, đầu của bé là nơi giải phóng nhiệt độ cơ thể chủ yếu nhất, việc đội mũ thường xuyên sẽ khiến bé bị tích nhiệt trong người. Trong lúc ngủ, bé còn có thể bị đổ mồ hôi nhiều, đội mũ cho bé có thể sẽ làm bé bị bí đầu, ngạt, nóng, thậm chí dẫn đến nguy cơ bị đột tử khi ngủ. Trừ những trường hợp bé sinh non, nhẹ cân hoặc bị bệnh đặc biệt, nếu bé khỏe mạnh bình thường, các chuyên gia y tế không ủng hộ việc bắt trẻ sơ sinh phải kín như bưng như vậy.

3. Cản trở quá trình da-tiếp-da

Thay vì dùng mũ, các mẹ nên sử dụng phương pháp da-tiếp-da, hiệu quả và khoa học trong việc ủ ấm cho bé hơn rất nhiều.

Liên kết da-tiếp-da giữa mẹ và con giúp giảm đáng kể tình trạng giảm thân nhiệt ở trẻ trong vòng 6 tiếng đồng hồ sau sinh, hiệu quả hơn hẳn so với sử dụng lồng kính.  Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp da-tiếp-da, toàn bộ cơ thể em bé (bao gồm cả đầu) được tiếp xúc trực tiếp với làn da của mẹ, giúp sản sinh ra một loại hooc môn tên là oxytocin, còn gọi là “hooc môn tình yêu”, có tác dụng xua tan căng thẳng, mệt mỏi cũng như củng cố tình cảm mẹ con bền chặt. Hooc môn oxytocin còn giúp co bóp ống dẫn sữa, giúp mẹ cho con bú thuận tiện hơn.

Chỉ trong trường hợp bé sinh non hoặc cực kì yếu ớt, mẹ mới cần mặc cho bé thật nhiều lớp quần áo, kèm cả đội mũ. Nếu bé hoàn toàn khỏe mạnh bình thường, hai mẹ con hãy áp dụng da-tiếp-da và nói “không” với chiếc mũ trùm đầu.

Như vậy, bố mẹ có thể an tâm nói “không” với chiếc mũ ủ ấm cho con yêu vì đội mũ cho các bé sơ sinh sẽ vô tình ngăn cản một số quá trình sinh học tự nhiên có lợi cho mẹ và bé.

+ Xem thêm:

CÓ NÊN ĐỘI MŨ CHO TRẺ SƠ SINH


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: