Những Dấu Hiệu Nguy Hiểm Ở Mắt Bé Mẹ Phải Cho Con Đi Bác Sĩ Ngay

  14393

Dưới đây là 15 dấu hiệu cảnh báo những bất thường ở mắt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, theo đó mẹ nên cho trẻ đến bác sĩ nhãn khoa ngay

Trong tháng đầu sau sinh, đôi mắt trẻ sẽ học cách làm quen với môi trường sống bên ngoài nên trẻ thường nhắm mắt, sợ nhìn ánh sáng là chuyện bình thường. Nhưng khi trẻ xuất hiện những triệu chứng dưới đây cha mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.

Tầm quan trọng của việc khám mắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

- Hai mắt di chuyển không đồng nhất: Khi xuất hiện triệu chứng hai mắt của bé không di chuyển đồng nhất, một mắt di chuyển, mắt còn lại không di chuyển hoặc di chuyển theo hai hướng khác nhau. 


Nếu hai mắt bé không di chuyển giống nhau mẹ nên cho bé đi khám mắt ngay

- Bé 1 tháng tuổi không dõi theo ánh sáng hoặc đồ vật di chuyển: Thông thường trẻ 1 tháng tuổi, sẽ bắt đầu biết quan sát bằng cách dõi theo những nơi có ánh sáng hoặc đồ vật chuyển động. Nhưng nếu con bạn không thể làm được những điều này thì đây là một điều đáng lo.

- Mắt nhắm mắt mở: Đây cũng là dấu hiệu cho thấy mắt bé đang gặp vấn đề nào đó. Đừng chủ quan hãy cho bé đi gặp bác sĩ ngay nhé.

- Khi chụp ảnh mắt bé xuất hiện đốm lạ trong mắt: Nếu mắt bé xuất hiện đốm màu đỏ khi chụp ảnh thì không đáng lo, vì đây hiệu ứng do đèn flash gây ra. Nhưng nếu trong những bức ảnh bé chụp có xuất hiện đốm trắng thì đây là triệu chứng không bình thường. 

- Tròng đen của bé xuất hiện các đốm màu vàng, xám hoặc trắng: Đây là dấu hiệu không bình thường. Đôi mắt khỏe mạnh tròng đen sẽ bị lẫn các vùng xám và trắng.

- Mắt bé sưng phồng: Loại trừ do bé khóc bị sưng mắt còn nếu trường hợp một mắt của bé hoặc đồng thời cả hai mắt bị sưng phồng cũng nên đưa bé khám mắt ngay.

- Mắt đỏ: Để biết chắc chắn mắt đỏ có phải do bé bị bệnh đau mắt đỏ không bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và kê thuốc phù hợp cho bé. Mẹ không nên tự ý mua thuốc để điều trị vì có thể làm hại mắt bé.

- Xuất hiện ghèn mủ: Một số bé bị viêm tắc lệ đạo, đôi mắt thường bị ướt và dính ghèn. Nhưng nếu cả hai mắt bé hoặc chỉ một mắt xuất hiện ghèn mủ bất thường thì chứng tỏ mắt bé đang gặp vấn đề.

- Mí mắt sụp xuống: Khi mắt bé xuất hiện dấu hiệu mí mắt bị sụp xuống mẹ cũng không nên chủ quan.

- Bé thường xuyên nheo mắt: Trong những ngày đầu mới sinh, do chưa quen với ánh sáng bên ngoài nên khi tiếp xúc với ánh sáng bé có thể nheo mắt do chói. Nhưng nếu bé thường xuyên nheo mắt thì đây là dấu hiệu cảnh báo mắt bé đang có vấn đề.

- Bé thường xuyên dụi mắt: Một số trường hợp dụi mắt có thể là do bé đang buồn ngủ. Nhưng nếu bé thường xuyên dụi mắt không phải do buồn ngủ thì đây là dấu hiệu đáng lo. Có thể bé bị viêm ngứa mắt hoặc gặp khó khăn trong việc nhìn.

- Mắt bé nhạy cảm với ánh sáng: Nếu bé thường xuyên sợ ánh sáng mẹ cũng nên đưa bé đi bệnh viện ngay. Vì đây là triệu chứng cho biết mắt bé đang gặp vấn đề nào đó, gây cản trở cho việc nhìn và tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài.

- Mắt bé lệch vào trong hoặc ra ngoài khi không cử động: Với trẻ 3 tháng tuổi, nếu mẹ phát hiện một bên măt bé hoặc cả hai mắt lệch vào trong hoặc ra ngoài khi không cử động. Lúc này, cũng nên đưa bé đi bệnh viện khám chuyên khoa mắt ngay.

- Mắt bé ngọ nguậy qua lại hoặc lên xuống: Đôi mắt bé liên tục di chuyển qua lại hoặc lên xuống một cách bất thường mẹ cũng không nên xem nhẹ.

- Bé phải nghiêng đầu khi nhìn mọi thứ: Với trẻ trên 3 tháng tuổi, nếu mẹ phát hiện bé thường xuyên phải nghiêng đầu khi quan sát mọi thứ thì cũng là lúc nên đưa bé đi khám mắt.

Trên là 15 dấu hiệu cảnh báo những bất thường ở mắt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, theo đó mẹ nên cho trẻ đến bác sĩ nhãn khoa ngay khi phát hiện trẻ có một trong những bất thường trên để cách xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, theo lịch khám tiêu chuẩn của mọi trẻ em, mẹ nên thực hiện việc khám mắt khi các bé được 6 tháng tuổi. Lần khám này sẽ kiểm tra độ tập trung của mắt và độ thẳng ở mỗi mắt. Song song đó cũng sẽ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán những bệnh nội quan có liên hệ với mắt. 

Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp miễn trừ nguy cơ suy giảm thị lực đến suốt đời.

+ Xem thêm:

VÔ CÙNG NGUY HẠI KHI NHỎ SỮA MẸ VÀO MẮT TRẺ SƠ SINH ĐỂ CHỮA BỆNH

CÁCH CHĂM SÓC BÉ KHI BỊ ĐAU MẮT ĐỎ


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: