Những nguy hại khi cho trẻ ăn thức ăn cũ hâm lại
Thức ăn thừa bảo quản trong tủ lạnh qua đêm, sáng hôm sau hâm nóng lại cho bé ăn sẽ không tốt cho sức khỏe. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân, thấp còi. Vì thực phẩm để qua đêm và nấu lại nhiều lần thường mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết. Chưa kể đến việc thay đổi nhiệt độ đột ngột tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại cho đường tiêu hóa của bé.
Thức ăn để qua đêm hâm lại không tốt cho sức khỏe của trẻ
Ngoài ra một số thức ăn thừa nếu để qua đêm, cũng có nguy cơ bị biến chất, trở nên độc hại với trẻ. Hơn nữa thức ăn khi nấu đi nấu lại nhiều lần cũng mất đi hương vị thơm ngon, khó ăn hơn làm giảm vị giác của trẻ.
Bên cạnh đó, thức ăn được hâm lại nhiều lần khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập mà bạn không thể thấy được bằng mắt thường. Khi cho bé ăn, trẻ dễ bị đau bụng, ngộ độc thực phẩm.
Các bước trữ đông thực ăn nấu chín an toàn
Bảo quản thức ăn nấu chin riêng với thực phẩm sống
Nếu bạn quá bận rộn, không có nhiều thời gian để chuẩn bị nhiều bữa ăn trong ngày cho bé thì nên chọn cách bảo quản trong ngăn đá. Cách này sẽ hạn chế được vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm gây hại cho sức khỏe của bé. Cách bảo bảo quản thực phẩm như sau:
Bước 1: Thức ăn được nấu chín, bạn nên để nguội sau đó mới cho vào tủ lạnh trữ đông.
Bước 2: Cho thức ăn vào bình nhựa, đậy kín nắp, bên ngoài ghi rõ tên thức ăn và thời gian nấu. Thông thường thức ăn nấu chín đông lạnh có thể sử dụng trong vòng 3 tháng kể từ ngày nấu.
Bước 3: Nên để nhiệt độ trữ đông dưới 18 độ C. Nếu có điều kiện bạn nên mua loại tủ chuyên dụng và tuyệt đối không bảo quản thực phẩm đã nấu chín với những thực phẩm tươi sống khác.
Nên nấu bữa ăn nhỏ để tiết kiệm và đảm bảo dinh dưỡng cho bé
Bước 4: Bạn phải rã đông trước khi hâm nấu lại, và phải đun sôi kỹ trước khi cho trẻ ăn.
Lưu ý: Tuyệt đối không trữ đông lại thực phẩm đã được rã đông. Cách tốt nhất để tiết kiệm là bạn nên nấu lượng vừa đủ cho bé mỗi bữa để tránh thức thừa, phung phí, khi ăn lại vừa không đảm bảo chất dinh dưỡng vừa có hại cho sức khỏe của trẻ.
+ Xem thêm:
NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG AN TOÀN KHI CHO CON ĂN DẶM
BỆNH DỄ MẮC PHẢI KHI CHO CON ĂN DẶM SỚM