Bé Bị Chân Vòng Kiềng Có Phải Do Tập Đi Sớm

  16186

Nhiều mẹ đổ lỗi việc con tập đứng, tập đi quá sớm khiến chân bị vòng kiềng. Một số khác thì cho rằng, trẻ bị chân vòng kiềng do gen di truyền. Vậy hiểu thế nào mới đúng?

Nhiều mẹ đổ lỗi việc con tập đứng, tập đi quá sớm khiến chân bị vòng kiềng. Một số khác thì cho rằng, trẻ bị chân vòng kiềng do gen di truyền. Vậy hiểu thế nào mới đúng?

1. Chân vòng kiềng là gì?
 

Theo các bác sĩ, chân vòng kiềng là khi trẻ đứng thẳng, hai đầu gối sẽ chụm lại, hai bàn chân xoài ra phía ngoài hoặc vòng kiềng theo dạng hai đầu gối vòng ra ngoài tạo thành chữ O. Cả hai dạng này đều do xương đùi lẫn xương chày đều cong, chỉ khác nhau là cùng cong vào hoặc cùng cong ra.

2. Tập đi sớm khiến trẻ chân vòng kiềng?

Chúng ta luôn quan niệm, trẻ tập đi sớm sẽ khiến chân vòng kiềng do hệ xương chưa chắc, mềm dễ bị thay đổi. Tuy nhiên, thế nào gọi là tập đi sớm? Trẻ tập đi 6 tháng tuổi có được coi là tập đi sớm và dẫn tới chân vòng kiềng?

Theo các bác sĩ, khi đứa trẻ sinh ra, hình dạng chân đều trong hình dáng vòng kiềng để thích nghi với môi trường tử cung trong bụng mẹ. Vì vậy, nhiều mẹ sẽ thấy trẻ sơ sinh đều có chân vòng kiềng và được khuyên nên thường xuyên nắn chân giúp chân cứng và thẳng. Nguyên nhân, do lúc này, hệ xương trẻ còn mềm, việc nắn chân cũng giống như điều trị vật lý giúp xương thẳng hơn.

Kết thúc giai đoạn sơ sinh 6 tháng đầu, trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm và bắt đầu phát triển mạnh mẽ về vận động như:

- Giai đoạn tư 6 - 10 tháng: Phần đông trẻ bắt đầu ngồi vững và học cách vịn đồ, kéo thân mình lên để đứng dậy. 

- Giai đoạn từ 7 - 11 tháng: Một số trẻ đã bắt đầu biết đứng vững và đến tháng 11 một số trẻ đã biết đi.

- Giai đoạn từ 11 - 14 tháng: Hầu hết trẻ đều đứng vững, bám vào đồ vật và lần đi, biết đi.

Như vậy, nếu con bạn bắt đầu tập đứng từ 6 tháng tuổi thì bạn hoàn toàn yên tâm, điều này phù hợp với phát triển sinh lý bình thường và không có gì đáng lo ngại. Đến tháng 11, nếu con biết đi thì mẹ hãy lấy làm vui mừng vì con phát triển tương đối nhanh, hệ xương chắc hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Và nếu trong giai đoạn này, bạn thấy con bị còng chân thì điều đó hoàn toàn bình thường và chưa đáng lo. Vì thực tế, đây là còng chân sinh lý, còng chân sinh lý sẽ mất đi khi trẻ bước sang 2 - 3 tuổi và càng trưởng thành, hệ xương trẻ càng vững chắc và không bị còng chân nữa.

Trong trường hợp nào trẻ bị còng chân do tập đi sớm?

Trẻ béo phì tập đi sớm có nguy cơ bị chân vòng kiềng

Thực tế, tập đi sớm không phải là nguyên nhân hoàn toàn gây còng chân ở trẻ nhưng nó cũng là một trong những tác nhân khiến trẻ bị còng chân. Điều này sẽ xảy ra với những trẻ béo phì tập đi quá sớm và biết đi trước 12 tháng tuổi. Do trẻ béo phì có cân nặng quá nhiều gây áp lực cho hệ xương chân, dẫn tới các khớp gối bị phát triển lệch và gây ra hiện tượng còng chân. Nếu không điều trị và phát hiện kịp thời, từ còng chân sinh lý sẽ trở thành còng chân bệnh lý.

3. Nguyên nhân trẻ bị còng chân

Ngoài vấn đề trẻ béo phì tập đi sớm và biết đi trước 1 tuổi, thì trẻ bị còng chân còn do các nguyên nhân như:

- Thiếu canxi, vitamin D dẫn tới hệ xương phát triển kém, còi xương, suy dinh dưỡng và khi đến tuổi tập đi trẻ sẽ có xu hướng chân vòng kiềng.

- Tư thế bế cắp nách thường xuyên khi trẻ còn nhỏ cũng khiến con bị còng chân.

- Do di truyền nên trẻ sẽ bị còng chân bệnh lý ở tuổi nhũ nhi.

+ Xem thêm:

Cách chữa chân vòng kiềng hiệu quả giúp bé không bị xấu tướng đi

Để Con Không Bị Chân Vòng Kiềng Mẹ Hãy Nhớ Những Điều Dưới Đây


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: