Dấu Hiệu Bé Bị Khiếm Thính Mẹ Cần Lưu ý

  5738

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị khiếm thính cha mẹ cần nhận biết càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sau này của trẻ.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị khiếm thính cha mẹ cần nhận biết càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sau này của trẻ.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị khiếm thính

Ở trẻ sơ sinh, khiếm thính xảy ra ở tỷ lệ 1/1000- 1/2000 trẻ sơ sinh. Nhóm trẻ có nguy cơ cao, tỷ lệ trẻ sơ sinh khiếm thính có thể lên từ 1/50 trẻ đến 1/25 trẻ. Trẻ khiếm thính cần được xử trí kịp thời và đúng cách để giảm bớt các ảnh hưởng bất lợi đến việc học tập, giao tiếp xã hội, hòa nhập cộng đồng, và phát triển thần kinh tâm lý.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị khiếm thính:  Với trẻ 3 - 6 tháng tuổi

-Không hề giật mình khi bất ngờ nghe phải âm thanh lớn

-Không có bất kỳ phản xạ nào với âm thanh, âm nhạc hay giọng nói

-Không cảm thấy thoải mái với những âm thanh du dương, êm dịu

-Không cựa mình hoặc thức giấc khi có giọng nói hay tiếng ồn lúc đang ngủ trong phòng yên tĩnh

-Sau 2 tháng, trẻ vẫn không thể phát ra những âm nguyên âm như ô, a…

-Nghe những giọng nói quen thuộc mà trẻ lại cảm thấy mới lạ, không có cảm giác yên tâm.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị khiếm thính:  Với trẻ 4 - 8 tháng tuổi

-Không xoay đầu hay hướng mắt về nơi phát tra âm thanh mà trẻ không nhìn thấy

-Trong môi trường yên tĩnh, trẻ không thay đổi biểu hiện đối với âm lượng giọng nói khác nhau hay tiếng ồn lớn

-Không hứng thú với đồ chơi lúc lắc, chuông rung hay những đồ chơi bóp kêu

-6 tháng tuổi, bé không hề cố gắng bắt chước để tạo ra một âm thanh nào đó

-Chưa biết “lảm nhảm” với chính mình hay phản xạ lại khi người khác nói chuyện với trẻ

-Không có phản xạ khi nghe hiệu lệnh “không/ không được” cũng như cảm nhận được giọng điệu lời nói

-Có vẻ chỉ nghe được một vài âm thanh nhất định nào đó

-Cảm nhận được tiếng động rung nhưng chỉ một số tiếng động nhất định.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị khiếm thính:  Với trẻ 9 - 12 tháng tuổi

-Không có phản gì khi được gọi tên mình

-Không thay đổi tông điệu khi tự nói chuyện với mình

-Không quay đầu nhanh hay hướng thẳng đến nơi âm thanh được phát ra

-Không nói được một số phụ âm như m, p, b, g…

-Không tương tác với âm nhạc bằng cách lắng nghe, nhảy hay ê a theo bài hát

+ Xem thêm:

LỊCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP XÃ HỘI CỦA BÉ TỪ 0-8 TUỔI

LỊCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI CỦA BÉ TỪ 0-8 TUỔI


Nguồn bài viết: giadinhvn
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: