Điều Mẹ Nào Cũng Nên Biết Khi Chăm Con Bị Sốt

  10527

Khi thấy con có những biểu hiện như thân nhiệt cao, môi khô, quấy khóc… tức là con đã bị sốt. Các mẹ đừng quá lo lắng vì một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp con nhanh hạ sốt!

Khi thấy con có những biểu hiện như thân nhiệt cao, môi khô, quấy khóc… tức là con đã bị sốt. Các mẹ đừng quá lo lắng vì một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp con nhanh hạ sốt!

Lưu ý cho cha mẹ khi chăm bé bị sốt

Con bị sốt có thể do bị nhiễm trùng, cảm nắng hoặc do mọc răng, tiêm chủng… Để chẩn đoán chính xác xem con có bị sốt cao hay không, các mẹ hãy quan sát biểu hiện. Nếu thấy con thở gấp, ngủ lơ mơ, hay quấy khóc và thân nhiệt nóng hơn bình thường thì cần nhanh chóng kẹp nhiệt độ để xem thân nhiệt hiện tại của con là bao nhiêu.

Ứng phó khi con bị sốt

1. Con bị sốt dưới 38 độ

Sau khi kẹp nhiệt độ cho con, nếu thấy thân nhiệt của trẻ dưới 38 độ là con bị sốt nhẹ. Các mẹ hãy cho con mặc quần áo thoáng mát và chú ý theo dõi sự thay đổi thân nhiệt. Cho con uống nhiều nước cũng là cách giúp con nhanh hạ sốt rất tốt.

2. Con bị sốt dưới 39 độ

Khi đo thân nhiệt và thấy con sốt khoảng 39 độ, các mẹ cần nhanh chóng cởi bớt quần áo cho con để dễ thoát nhiệt. Nên cho con nằm tại phòng thoáng và cho con uống nhiều nước. 

Các mẹ cũng nên chuẩn bị loại khăn có khả năng thấm nước tốt và một chậu nước ấm (như nước mẹ thường tắm cho trẻ) để lau người cho con, chủ yếu là ở hai bên bẹn và khắp người. Làm như vậy cũng sẽ giúp con hạ sốt.

3. Con bị sốt trên 39 độ

Khi con có thân nhiệt trên 39 độ tức là con bị sốt nặng. Các mẹ cần nhanh chóng tìm cách hạ sốt cho con và đưa con tới các cơ sở y tế. Khi bị sốt, cơ thể con sẽ bị mất nước và muối nên việc bổ sung các loại vitamin và nước cho con rất quan trọng. 

Trong thời gian bị sốt, con sẽ chán ăn nên các mẹ hãy chú ý chia thành nhiều bữa nhỏ và tăng cường cho con uống sữa để tránh mất nước và sụt cân.



Chăm sóc khi con bị sốt

Để giúp con không bị sốt, các mẹ hãy chú ý tới không khí trong phòng. Để nhiệt độ vừa phải giúp làm giảm thân nhiệt cho trẻ.

Tăng cường cho con uống nước mát như nước cam, chanh và hạn chế cho con uống đồ uống có ga.

Cho trẻ uống si rô, đặc biệt là loại si rô có chứa thành phần paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng loại si rô nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nhưng nên nhớ rằng, đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi được khuyên không nên dùng bất cứ loại si rô nào. Vì thế, bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng si rô mà chưa hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.

Nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ để kiểm soát mức thân nhiệt của bé. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng sốt của trẻ kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm và nhiệt độ ngày một tăng lên.

Nên cho trẻ ăn loãng. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng khi bé bị sốt. Sốt cao liên tục sẽ làm cơ thể trẻ mất nước. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp. Trong nhiều trường hợp có thể pha oresol theo tỷ lệ cho trẻ uống để phòng nguy cơ mất nước do sốt kéo dài.

Một số cách hạ sốt cho con không nên dùng:

- Tránh dùng thuốc hạ sốt khi con sốt dưới 38 độ

- Tránh mặc quá nhiều đồ và tránh đắp nhiều chăn cho con vì điều này sẽ làm con sốt cao hơn

- Tự ý cho con dùng siro mà không hỏi ý kiến của bác sĩ

- Vắt chanh, đổ thuốc vào miệng bé khi đang co giật, sẽ rất dễ gây ngạt thở.

+ Xem thêm:

6 ĐIỀU MẸ CHƯA BIẾT VỀ CƠN SỐT CỦA BÉ

NÊN CHO BÉ ĂN GÌ KHI BỊ SỐT

SAI LẦM MẸ THƯỜNG MẮC PHẢI KHI CHĂM CON BỊ CẢM SỐT


Nguồn bài viết: afamily
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: