Những kẻ Giết hại trẻ em
Bao năm nay người ta đã tin rằng nguy cơ bệnh tật và tử vong từ việc cho bú bình chỉ xảy ra phần lớn với trẻ em ở các nước đang phát triển, nơi mà nước sạch cần để pha sữa công thức thỉnh thoảng khan hiếm và những người mẹ nghèo khổ cảm thấy bắt buộc phải cho thêm nước vào sữa công thức để làm cho sữa nhiều hơn, dẫn tới những bệnh tật do nguồn nước gây ra chẳng hạn như tiêu chảy và bệnh tả cũng như suy dinh dưỡng ở trẻ. Nhưng dữ liệu mới hơn từ các nước phương Tây đã cho thấy rõ ràng rằng trẻ em ở những xã hội giàu có cũng bệnh và chết do chế độ ăn dặm sớm với thức ăn công nghiệp dành cho trẻ sơ sinh. Bởi vì sữa công thức không phải là thức ăn có dinh dưỡng hoàn chỉnh, bởi vì sữa công thức không chứa những đặc tính tăng cường miễn dịch như trong sữa mẹ và bởi vì sữa công thức được hấp thụ bởi cơ thể đang lớn nhanh của trẻ – khi đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi nhưng sữa công thức lại không đáp ứng được những nhu cầu đó – hậu quả sức khỏe của việc bú sữa công thức ngày này qua ngày khác khi còn nhỏ như vậy có thể tàn phá sức khỏe của trẻ trong thời gian ngắn lẫn thời gian dài.
So với trẻ bú mẹ, những trẻ bú sữa công thức có nguy cơ tử vong cao gấp hai lần từ bất kỳ nguyên nhân gì trong sáu tuần đầu tiên của cuộc đời. Cụ thể, việc bú sữa công thức làm tăng nguy cơ đột tử sơ sinh (SIDS – sudden infant death syndrome) từ hai đến năm lần. Trẻ bú bình cũng có nguy cơ khá cao phải nhập viện vì nhiều bệnh nhiễm trùng. Ví dụ, các bé (bú sữa công thức) có nguy cơ cao gấp năm lần phải nhập viện vì bệnh đường ruột.
Trong sáu tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ bú bình có nguy cơ bị bệnh viêm ruột hoại tử gấp 10 lần – đây là một bệnh nhiễm trùng đường ruột khá nặng làm các mô ruột bị chết – số lần nguy cơ này tăng gấp 30 lần sau thời gian đó.
Thậm chí còn nhiều căn bệnh nghiêm trọng nữa cũng liên quan đến việc nuôi con bằng sữa công thức. So sánh với trẻ bú mẹ hoàn toàn thậm chí chỉ từ ba đến bốn tháng, trẻ bú sữa công thức cũng có nguy cơ bị tiểu đường loại 1 khi bước vào thời niên thiếu. Nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư máu cũng gấp từ năm đến tám lần đối với trẻ dưới 15 tuổi từng bú sữa công thức, hoặc bú mẹ ít hơn sáu tháng.
Các nghiên cứu cho rằng về sau, những trẻ bú sữa công thức có nhiều xu hướng mắc các bệnh như bệnh viêm đường ruột trẻ em, bệnh multiple sclerosis (bệnh Xơ cứng rải rác), tật răng so le (dental malocclusion), bệnh tim mạch vành (coronary heart disease), tiểu đường, chứng tăng hoạt động (hyperactivity), bệnh về tuyến giáp và bệnh đường ruột.
Vì tất cả những lý do này, sữa công thức không thể xem như là “tốt nhì” khi so sánh với sữa mẹ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa sữa công thức vào lựa chọn cuối cùng trong việc nuôi trẻ sơ sinh: Lựa chọn đầu tiên là sữa mẹ từ người mẹ; lựa chọn thứ hai là sữa mẹ uống bằng cốc hoặc bình; lựa chọn thứ ba là sữa mẹ từ ngân hàng sữa mẹ hoặc bú nhờ, và cuối cùng, ở vị trí thứ tư mới là sữa công thức.
Và như thế, trẻ bú mẹ đang trở thành một giống loài đang gặp nguy hiểm. Tại Anh, tỉ lệ trẻ bú mẹ thấp thảm hại và đã như vậy vài thập kỷ nay. Số liệu gần đây cho thấy chỉ có 62 phần trăm phụ nữ ở Anh đã cố gắng cho con bú (thường là ở trong bệnh viện). Trong sáu tuần sau khi sinh, chỉ có 42 phần trăm bà mẹ cho con bú. Chỉ có 29 phần trăm cho con bú tới 4 tháng và con số này giảm xuống chỉ còn 22 phần trăm vào tháng thứ sáu.
Những con số này có thể đến từ hầu như bất kỳ một đất nước phát triển nào trên thế giới, và cũng nên lưu ý rằng không phản ánh lý tưởng cho con bú mẹ “hoàn toàn.” Thay vào đó, nhiều bà mẹ hiện đã thực hiện việc cho con bú hỗn hợp – tức là vừa cho bú mẹ vừa cho bú sữa công thức và thức ăn dành cho trẻ sơ sinh. WHO ước tính trên toàn thế giới chỉ có 35 phần trăm trẻ sơ sinh được bú mẹ cho tới bốn tháng, mặc dù không ai chắc chắn điều đó bởi vì nghiên cứu về việc bú mẹ hoàn toàn vừa hiếm hoi vừa dở dang, ước tính chỉ có 1 phần trăm trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.
Đặc biệt các bà mẹ trẻ lại là đối tượng ít cho con bú nhất, với hơn 40 phần trăm bà mẹ dưới 24 tuổi thậm chí chẳng bao giờ thử cho con bú. Tuy nhiên, khoảng cách lớn nhất lại là khoảng cách kinh tế-xã hội. Phụ nữ trong các hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc có học vấn thấp lại là những người ít cho con bú nhất, mặc dù điều này có thể đem lại một khác biệt lớn lao đối với sức khỏe của trẻ.
Đối với trẻ trong những gia đình khó khăn, được bú mẹ trong sáu tháng đầu đời có thể giúp gỡ bỏ sự mất cân đối về mặt sức khỏe giữa đứa trẻ được sinh ra trong gia đình nghèo và đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu. Thực chất là việc nuôi con bằng sữa mẹ trong những tháng đầu tiên quan trọng đó sẽ đưa trẻ qua khỏi đói nghèo để có một khởi đầu tốt đẹp trong cuộc sống.
+ Xem thêm:
+ SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 1
+ SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 2
+ SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 3
+ SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 4
+ SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 5
+ SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 6
+ SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN CUỐI