Tiêm Ngừa Cúm Rất Cần Thiết Cho Phụ Nữ Mang Thai Và Trẻ Nhỏ

  3194

Tiêm phòng cúm được các chuyên gia khuyến cáo là việc nên làm nhất là đối với trẻ em và chị em đang có dự định sinh em bé.

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe nói 1 hoặc nhiều lần về tiêm phòng cúm. Tiêm phòng cúm được các chuyên gia khuyến cáo là việc nên làm nhất là đối với trẻ em và chị em đang có dự định sinh em bé.

Cần thiết phải tiêm phòng cúm mỗi năm

Các virus cúm nhiều khi có những đột biến khác nhau ở mỗi mùa. Bạn nên chích ngừa mỗi mũi cúm theo từng thời điểm và mỗi năm để có thể tránh được những đột biến của bệnh. Ngay cả khi bạn đã chích ngừa trong mùa bệnh trước thì đến mùa bệnh này bạn vẫn nên tiêm mũi nữa để yên tâm hơn.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai và cho con bú nên tiêm phòng cúm

Phụ nữ được chỉ định cần ngừa cúm trước khi mang thai để phòng ngừa cúm trong suốt thai kỳ bởi virus cúm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của em bé. Trên thực tế, đã có nhiều phụ nữ mang thai tử vong do bệnh cúm mà tỷ lệ này lẽ ra sẽ ít hơn nhiều nếu họ biết cách tiêm phòng cúm từ trước đó. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên chính ngừa phòng cúm, các chuyên gia khuyên rằng, trẻ em dưới 6 tháng tuổi hay phụ nữ đang cho con bú không nên tiêm phòng cúm.

Trẻ em dưới 9 tuổi cần hai liều tiêm cúm

Cụ thể lịch trình tiêm phòng cúm như thế nào bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ nhi khoa. Thông thường thì trẻ em dưới 9 tuổi cần được tiêm phòng 2 mũi cúm cách nhau một tháng để tăng sức đề kháng chống lại bệnh cúm.

Chủng ngừa cúm sẽ có hiệu quả sau khoảng một tuần

Điều này cũng giải thích tại sao có người tiêm phòng cúm rồi mà vẫn bị cúm. Bởi thuốc chủng ngừa cúm phải mất 1 tuần mới có hiệu quả. Nếu chờ đến giữa mùa cúm bạn mới tiêm phòng thì có thể bạn đã bị nhiễm virus cúm từ trước đó và virus cúm sẽ không còn hiệu lực.

Chủng ngừa cúm có thể ngăn ngừa cơn đau tim

Đây là khẳng định của một nhà khoa học được đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y tế Canada, ngoài tác dụng phòng ngừa bệnh cúm, loại vắc-xin cũng có thể ngăn ngừa những cơn đau tim. Tuy không hoàn toàn chắc chắn nhưng có vẻ như virus cúm bằng cách nào đó có thể gây ra một cơn đau tim, do đó tránh được bệnh cúm có thể là chìa khóa trong việc ngăn ngừa cơn đau tim mùa cúm.

Đang mang thai mà vẫn tiêm phòng cúm có ảnh hưởng gì không?

Bị cúm khi mang bầu là một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của các bà bầu. Virus cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị hình mà khi sốt cao cộng với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây hiện tưởng sảy thai hoặc sinh sớm.

Một số phụ nữ chọn biện pháp tiêm phòng trước khi mang thai 3 tháng nhưng trong lúc tiêm phòng lại không biết mình đang mang thai hoặc tiêm xong nhưng chưa đủ 3 tháng đã mang thai. Nếu rơi vào trường hợp này bạn cũng không nên quá lo lắng. Về nguyên tắc tiêm phòng cúm khá an toàn cho bất kỳ người nào muốn tiêm kể cả với bà bầu đang ở trong giai đoạn nghén khác nhau. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên tiêm đủ liều vắc xin cúm vì virus cúm trong vắc xin dù được giảm độc lực nhưng vẫn có thể gây hại cho thai nhi.

Để yên tâm hơn thì bạn nên đi khám định kỳ và thông báo với bác sỹ về tình trạng của mình và thực hiện đầy đủ các sàng lọc trước khi sinh.

+ Xem thêm:

BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH CÚM CHO BÀ BẦU

MÁCH MẸ CÁCH PHÒNG CÚM CHO BÉ


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: