Thời tiết chuyển mùa mang theo những cơn mưa bất chợt, bà bầu sức đề kháng kém rất dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh đường hô hấp, cảm cúm. Với người bình thường, điều trị cảm cúm không quá phức tạp nhưng với bà bầu thì lại là một vấn đề cần sự thận trọng. Phòng bệnh luôn an toàn và hiệu quả hơn chữa bệnh. Dưới đây là một số phương pháp giúp bà bầu đầy lùi nguy cơ cảm cúm ra xa.
Phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu
Bà bầu nên hạn chế đến các nơi đông người vì các bệnh cảm, cúm rất dễ lây qua đường hô hấp. Nếu tiếp xúc với người bị cúm thì nguy cơ bị cúm ở bà bầu là rất cao.
Luôn giữ đôi tay sạch sẽ, tránh thói quen đưa tay tiếp xúc với các bộ phận khác trên cơ thể như dùng tay che miệng, dùng tay dụi mắt .. như vậy có thể tránh trường hợp vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập.
Tập thói quen đeo khẩu trang khi ra đường. Đây là phương pháp vừa phòng bệnh về đường hô hấp vừa giữ cho da mặt được mịn màng.
Thời tiết chuyển mùa, không khí nóng lạnh thất thường, phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn những món lạnh, vì nó mà bạn có thể bị cảm bất cứ lúc nào.
Tăng thời gian nghỉ ngơi, giữ tinh thần vui vẻ, tìm cách giảm bớt áp lực công việc. Như vậy sẽ giúp tinh thần thoải mái, nâng cao hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ xâm nhập của các virut cúm.
Nếu không khí trong nhà bạn ẩm thấp, bạn có thể sử dụng một chiếc máy hút ẩm đặt ở góc phòng để duy trì sự ấm áp, khô thoáng trong nhà.
Chú ý hàm lượng dinh dưỡng, thực đơn đây đủ cả về chất và lượng trong mỗi bữa ăn.
Cách giảm khó chịu cho bà bầu bị cúm
Trừ các trường hợp quá cấp bách, bà bầu bị cúm không nên sử dụng thuốc điều trị tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp giảm sự khó chịu cho bà bầu bị cảm cúm.
Uống nước tỏi giã : Bạn có thể giã tỏi nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước sẽ có tác dụng nhanh chóng. Tuy hơi khó uống một chút vì vị hăng hăng của tối khiến bạn khó chịu nhưng bạn sẽ rất hài lòng với tác dụng mà nó mang lại. Trong quá trình mang thai, bạn cũng nên ăn nhiều tỏi hơn sẽ có tác dụng phòng cúm tốt hơn.
Dùng lá kinh giới, tía tô: Bạn lấy khoảng 15g kinh giới, 15g tía tô, đêm đun sôi lấy nước uống. Cách này giải cảm rất tốt mà lại không lo tác dụng phụ.
Xông lá: Các loại lá được chọn để xông như lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… mỗi một lần chọn khoảng 5 – 7 loại, trọng lượng khoảng 50 – 100 gam sau đó rửa sạch cho vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín. Đun sôi nồi lá xông chừng 3 – 5 phút. Sau đó bạn nên chùm chăn kín, mở hé nắp nồi cho hơi nóng toát ra dần dần, bạn hãy hít thở thật đều, thật nhiều. Bạn nên ngồi khoảng 5 – 10 phút cho tới khi mồ hôi ở cơ thể toát ra sau đó lấy khăn lau cho khô người. Xông hơi xong hãy uống một ly nước chanh cho thêm vào một ít muối. Bạn nên xông hơi khoảng 2 -3 lần vào ngày liên tiếp. Mỗi lần xông hơi xong bạn sẽ thấy thoải mái dễ chịu và sẽ hết cảm luôn.
Món cháo trứng nóng tía tô: Món cháo trứng nóng và có nhiều hành, tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát mồ hôi. Món này vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng tốt cho thai phụ bị cảm cúm nên các mẹ có thể yên tâm áp dụng rồi.
+ Xem thêm: