Cách Điều Trị Đổ Mồ Hôi Ở Trẻ

  4761

Có rất nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết phải làm thế nào khi thấy bé nhà mình đổ mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân ngày càng nhiều

Trẻ bị đổ mồ hôi tay, chân có thể là do sinh lý cũng có thể là bệnh lý. Tuy nhiên trẻ nhỏ không thể tự mình tìm ra nguyên nhân. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải chủ động quan tâm đến trẻ nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây

Ra mồ hôi tay, chân là bệnh thường gặp đặc biệt ở trẻ nhỏ, bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại dai dẳng gây khó chịu cho trẻ em, ra nhiều mồ hôi còn làm cơ thể mất nước, mất muối, mệt mỏi… Có rất nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết phải làm thế nào khi thấy bé nhà mình đổ mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân ngày càng nhiều, có khi thành giọt như vừa rửa tay, chân xong, ngay cả khi trời lạnh.

Nguyên nhân

Theo quan niệm của Tây y thì ra mồ hôi tay, chân là do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể bị rối loạn.

Theo y học cổ truyền, ra mồ hôi chân, tay do phong thấp gây nên là tình trạng thoát dương khi ra ngoài, do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn.

Ngoài ra còn do sự tác động của các yếu tố: cảm xúc, do vị giác… Bên cạnh đó, trẻ càng hiếu động thì tuyến mồ hôi càng hoạt động mạnh dẫn tới trẻ càng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường, thời tiết khí hậu nhiệt đới như nước ta cũng là một điều kiện thuận lợi cho tăng tiết mồ hôi trầm trọng hơn.

Biểu hiện

Bé có những biểu hiện như sốt cao, rối loạn hô hấp hay amidan phì đại… mà vẫn bú mẹ và sức khỏe bình thường thì bạn không cần quá lo lắng. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên, đơn giản, bé ra mồ hôi để làm mát cơ thể. Khi trẻ lớn, tình trạng này sẽ khỏi.

Còn nếu bé đổ mồ hôi quá nhiều, kèm theo trẻ hay giật mình khi ngủ, rụng tóc sau gáy (hình chiếu liếm) là biểu hiện của bệnh còi xương, lao… và cũng có thể là do di truyền. Bởi vậy, bạn nên lưu ý lau mồ hôi cho bé thường xuyên, giữ ấm và thoáng cho bé đồng thời, bổ sung thức ăn và nước uống mát. Vì trẻ còn nhỏ nên chưa thể phân biệt được nguyên nhân ra mồ hôi do bệnh lý hay sinh lý.

Bệnh ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên và nhiều khi gặp khí hậu lạnh, hay những lúc trẻ học hành căng thẳng, hay tâm trạng đang lo lắng, xúc động tình cảm như vào phòng thi, nhận tin vui, buồn đột ngột, mất bình tĩnh.... có nhiều trẻ, mồ hôi chảy thành giọt như vừa rửa tay, chân xong. Sau khi trẻ ra mồ hôi tay, chân, trẻ có cảm giác lạnh hơn. Bệnh biểu hiện nặng là mồ hôi toát ra liên tục (ra không tự chủ). Trong trường hợp này, trẻ không chỉ ra nhiều mồ hôi ở tay, chân mà còn có mồ hôi ở gáy, đầu, lưng...

Tốt nhất khi trẻ có những triệu chứng trên hãy đưa bé tới bác sĩ nhi khoa để được khám và tư vấn.

Cách điều trị

Để hạn chế bị ra mồ hôi tay, bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều thành phần hóa học lot. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn nên tránh ăn những loại rau như bông cải xanh (súp lơ), măng tây, hành trắng. Có thể ăn thịt nhưng ngoại trừ thịt bò, gan và gà tây.

Dùng bông gòn thấm cồn để lau sạch tay, điều này có thể giúp thu nhỏ lỗ chân lông, hạn chế việc tiết mồ hôi. Ngoài ra, cũng có thể dử dụng dung dịch nhôm cholorhydrate để thay cho cồn.

Cũng nên nhớ rằng, không nên sử chất khử mùi hay phấn thơm để khắc phục tình hình.

Ngoài ra, các bác sĩ da liễu cũng khuyên nên đun sôi 1 lít nước với 5 túi trà. Sau đó để nguội và ngâm tay vào trong vòng 30 phút. Chất tanin trong trà có tác dụng làm se bề mặt da tay và được xem như là chất chống mồ hôi hữu hiệu.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng túi trà để nắm trong tay khoảng từ 10 đến 15 phút, cách làm này cũng rất công hiệu.

Trong trường hợp các tuyến mồ hôi ở chân hoặc tay nếu tiết ra nhiều quá, bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật. Để hiểu thêm về phương pháp này bạn có thể trao đổi thêm với các bác sĩ chuyên khoa.

+ Xem thêm:

MÁCH MẸ MÓN ĂN TRỊ MỒ HÔI TRỘM CHO TRẺ

CÁCH TRỊ DỨT ĐIỂM MỒ HÔI TRỘM Ở TRẺ NHỎ


Nguồn bài viết: giadinh
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: