Tập Cho Bé Bỏ Bĩm Để Khoẻ Con Mà Mẹ Lại Tiết Kiệm

  6829

Hãy chú ý những dấu hiệu khi bé muốn tiểu tiện hoặc đại tiện, giúp bé biết vào nhà vệ sinh tập bé ngưng dùng tã.

        Đến một thời điểm nhất định, bạn cần tập cho bé ngưng dùng tã, dạy bé cách ngồi bô để bé có thể phát triển một cách khỏe mạnh hơn. Và một trong những câu hỏi lớn nhất mà nhiều bố mẹ có con đầu lòng thường hỏi là khi nào và làm thế nào để ngưng dùng tã cho bé?

Tập bé thói quen sử dụng nhà vệ sinh

Trước khi tập bé ngưng dùng tã, đầu tiên, bạn cần giúp bé hiểu rằng nhà vệ sinh là nơi để bé loại bỏ các chất thải ra từ trong cơ thể. Bạn hãy cố gắng ước lượng thời gian bé sẽ tiểu tiện và đưa bé lên bồn cầu của nhà vệ sinh, hoặc giữ bé ở đó và “xi tè” để khuyến khích bé tiểu tiện.


Thời điểm bé tiểu tiện hợp lý nhất là khi bé thức dậy vào buổi sáng hoặc sau giấc ngủ trưa.

Kể cả khi bé không chịu tiểu tiện bạn cũng đừng quá thất vọng. Bạn có thể đưa bé vào nhà vệ sinh khoảng 3 lần một ngày là đủ, không cần phải liên tục bắt bé vào nhà vệ sinh. Thời điểm bé tiểu tiện hợp lý nhất là khi bé thức dậy vào buổi sáng hoặc sau giấc ngủ trưa mà tã vẫn khô ráo, khi bé đã tích lũy được khá nhiều lượng nước tiểu.

Rủ bé sử dụng nhà vệ sinh

Một khi con của bạn đã có thể tiểu tiện khi bé được đưa vào nhà vệ sinh, hãy chú ý những dấu hiệu khi bé muốn tiểu tiện hoặc đại tiện. Khi bạn thấy bé bồn chồn hoặc chạm vào quần của mình trong quá trình chơi, nói với bé nếu con muốn đi vệ sinh hãy vào nhà vệ sinh nhé. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rõ các nhu cầu để loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể.

Hãy chú ý những dấu hiệu khi bé muốn tiểu tiện hoặc đại tiện, giúp bé biết vào nhà vệ sinh tập bé ngưng dùng tã.

Điều quan trọng là nhắc nhở bé đi vệ sinh đúng thời điểm, chẳng hạn như: khi bạn nghĩ rằng bé có thể có nhu cầu. Rủ bé khi bé không có nhu cầu sẽ dẫn đến điều thất bại. Bé sẽ không chịu tiểu tiện hay đại tiện gì cả! Thêm một điểm nữa cần lưu ý là ngay cả khi bạn không hỏi bé xem bé có muốn đi vệ sinh không mà chỉ la mắng bé cũng sẽ chỉ làm mọi thứ thêm tồi tệ!

Tập cho bé báo với bạn khi muốn đi vệ sinh

Trong thời gian luyện tập này, bé có thể cho bạn biết trước khi bé thực sự muốn đi vệ sinh. Ngay cả khi bé chưa biết nói, bé có thể chạy tới mẹ hoặc cha của mình và ra dấu hiệu thể hiện rằng bé muốn cởi chiếc tã bé đang mặc. Trẻ thậm chí còn có thể nắm lấy tay của bạn và kéo bạn về phía nhà vệ sinh. Khi điều đó xảy ra, bé dần dần hoàn thành bước 1 của việc ngưng dùng tã. Khi bé có thể thông báo cho bạn biết trước việc bé muốn đi vệ sinh, hãy nhớ khen ngợi bé!.

Thời điểm thích hợp để ngưng dùng tã cho bé

Việc sử dụng tã và dạy bé ngồi bô có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu bé sẵn sàng ngay từ đầu, bạn có thể từ từ cắt giảm việc sử dụng tã. Đừng ép buộc bé phải ngồi bô và ngưng dùng tã cùng lúc. Nếu bạn làm thế, mỗi khi bé lỡ “bậy” ra, bé sẽ thấy xấu hổ và cảm giác mình là một kẻ thất bại.

Bạn cần khuyến khích bé và không la mắng khi bé chưa kiểm soát được nhu cầu tiêu tiểu của mình, theo thời gian, bé sẽ thuần thục hơn. Bạn không thể chỉ đơn giản cởi tã bé và mong là bé sẽ có thể kiểm soát ngay lập tức việc vệ sinh của mình. Điều này cần một quá trình và bé cần sự hướng dẫn cũng như động viên của bạn

Quyết định khi nào nên ngưng dùng tã phụ thuộc vào bố mẹ chứ không phải các bé. Không nên đổ lỗi cho các bé khi các bé vẫn phụ thuộc vào tã. Nên nhớ rằng nếu bé thất bại, thực tế đó là lỗi của bạn. Tuy nhiên, đây là một phần trong sự phát triển của bé và bé sẽ học được nhanh chóng nếu bạn bắt đầu đúng thời điểm.

Bạn có thể quan sát những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ngồi bô. Trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, các bé tập trung nhiều vào việc đi tiêu và đi tiểu. Dạy bé ngồi bô trong độ tuổi này, bé sẽ nhanh chóng nắm bắt được, còn ngoài độ tuổi này, bé sẽ có khả năng chống đối.

Chắc chắn là ga giường nhà bạn sẽ bị ướt trong vài tháng đầu khi dạy bé ngồi bô. Có những lúc bạn nghĩ bé hoàn toàn sẵn sàng cho việc ngưng dùng tã, nhưng như bạn đã biết, việc này là rất khó.

Theo các chuyên gia và bác sĩ nhi khoa, bé phải được dạy cách ngồi bô khi được 18 tháng tuổi, tức là 1 tuổi rưỡi. Tuy nhiên trong thực tế, càng ngày càng có nhiều bé vẫn mặc tã dù đã tròn 3 tuổi. Một số bố mẹ thậm chí còn để con mặc tã cho tới lúc bé được 4 hoặc 5 tuổi.

+ Xem thêm:

MÁCH MẸ CÁCH PHÒNG NGỪA HĂM TẢ CHO BÉ

TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ HIỆU QUẢ BẰNG DẦU DỪA


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: