Mẹ Bầu Nên Làm Gì Khi Bị Sa Dây Rốn

  9698

Sa dây rốn được coi là một biến chứng sản khoa rất nguy hiểm nên nếu rơi vào trường hợp này, mẹ cần nhớ nguyên tắc quan trọng nhất để cứu thai nhi là mẹ cần nhanh chóng liên lạc với bệnh viện nhé.

Sa dây rốn là gì và có nguy hiểm không? 

Sa dây rốn thường xảy ra khi mẹ mang thai trong những tuần cuối thai kỳ khi dây rốn bị sa ra trước ngôi thai. Tình trạng này có thể khiến dây rốn bị chèn ép giữa ngôi thai và thành xương chậu hoặc bị co thắt do tiếp xúc với không khí bên ngoài tử cung

Khi dây rốn bị chèn ép hay co thắt sẽ làm chức năng cung cấp oxy của dây rốn bị cản trở khiến cho thai không được nhận đủ oxy. Điều này dễ dẫn đến suy thai cấp tính mà biến chứng của nó vô cùng nguy hiểm như: suy hô hấp, tổn thương não, thậm chí là tử vong.

Nhưng mẹ bầu bị ngôi thai ngược có nguy cơ cao bị sa dây rốn.

Bất cứ mẹ bầu nào cũng có nguy cơ bị sa dây rốn nhưng nếu mẹ thuộc đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao hơn:

  • Mẹ bầu mang song thai.
  • Mẹ đã từng sinh nở nhiều lần.
  • Ngôi thai không thuận khiến khoảng hở cổ tử cung rộng.
  • Đa ối.
  • Khung chậu của mẹ méo, hẹp.
  • Mang khối u tiền đạo.
  • Dây rốn bất thường: quá dài,…
  • Nhau bám thấp, nhau tiền đạo,…

Mẹ nên làm gì khi bị sa dây rốn?

Nếu mẹ thấy dây rốn ở vùng kín thì cần gọi cấp cứu ngay và nói rõ với họ về tình trạng của bản thân mình nhé. Trong lúc chờ xe cấp cứu, mẹ hãy chuyển sang tư thế quỳ gối sao cho mông chổng ngược lên, mặt úp xuống sàn nhà, hai bàn tay, khuỷu tay áp sát xuống sàn nhà, có thể kê một cái gối dưới mặt cho đỡ mỏi.

Mẹ tuyệt đối không được rặn vì sẽ khiến dây rốn sa nhiều hơn. Cũng không được đẩy dây rốn quay trở lại bởi mẹ không có kỹ thuật, thực hiện không đúng cách càng khiến cho tình trạng trở lên nghiêm trọng hơn.

Sau khi gọi cấp cứu, mẹ hãy quỳ gối sao cho đầu úp xuống dưới, mông chổng lên trên, hai áp cũng úp xuống mặt sàn.

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên ăn uống gì. Việc ăn uống tuy không ảnh hưởng tới tình trạng sa dây rốn nhưng mẹ có nguy cơ phải mổ đẻ nên nếu ăn uống sẽ gây nguy hiểm trong quá trình gây tê, gây mê.

Còn một điểm quan trọng mẹ cần nhớ đó là thời gian để cứu sống được thai nhi khi mẹ bị sa dây rốn là rất ngắn nên mẹ cần tận dụng mọi cơ hội để liên lạc được sớm nhất với các bệnh viện có đủ điều kiện mổ lấy thai.

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào ngăn ngừa hoàn toàn được sa dây rốn nên cách tốt nhất để phòng tránh là mẹ cần giữ cho thai kỳ của mình luôn khỏe mạnh bằng cách khám thai đúng định kỳ để phát hiện sớm được các bất thường và xác định xem mẹ có thuộc nhóm nguy cơ cao không.

Ngoài ra, mẹ hãy nhớ nạp đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn và chọn bệnh viện sinh có điều kiện mổ đẹp trong những tình huống nguy cấp.

+ Xem thêm:

Mẹo Giúp Bé Tự Tháo Dây Rốn Quấn Cổ

Mách Mẹ Cách Phòng Ngừa Thai Nhi Bị Dây Rốn Quấn Cổ


Nguồn bài viết: xem thêm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: