Những Cơn Đau Bụng Nguy Hiểm Mẹ Bầu Cần Lưu Ý

  3293

Các cơn đau bụng là một triệu chứng khá thường gặp, thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhưng mẹ bầu cần chú ý các trường hợp đau bụng do thai nhi gây ra.

Các cơn đau bụng trong thai kỳ tùy theo diễn biến có thể cho mẹ nhận biết tình trạng của thai nhi và mức độ cần sự can thiệp của bác sĩ.

Các cơn đau bụng là một triệu chứng khá thường gặp, thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhưng mẹ bầu cần chú ý các trường hợp đau bụng do thai nhi gây ra.

Theo dõi diễn biến cơn đau

Thai kỳ thường được chia ra làm 3 giai đoạn là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối.  Ở mỗi giai đoạn khác nhau, cơn đau ở vùng bụng là dấu hiệu của những hiện tượng khác nhau.

Chính vì vậy mẹ bầu cần phải theo dõi kỹ càng các dấu hiệu để có thể xử lý kịp thời nếu thai nhi có vấn đề.

Nếu như mẹ bị đau bụng trong 3 tháng đaià thì thường là do sự rối loạn các cơ năng hay chức năng sinh lý do sự thay đổi của cơ thể khi mang thai gây ra. Đó có thể là do sự xung huyết ở vùng bụng dưới, do các mô giữ nước, do tử cung chèn ép các cơ quan lận cận và gây ra các rối loạn về bài tiết, tiêu hóa… Các cơn đau này không gây nguy hiểm, thường tự hết và không quá đau cũng như không kéo dài.

 Tuy nhiên nếu cơn đau lúc này có hiện tượng co thắt từng cơn ở cùng tử cung và có xuất huyết âm đạo thì là triệu chứng nguy hiểm, là dấu hiệu dọa sẩy thai.

Những cơn đau kiểu này cũng cần được để ý trong 3 tháng giữa.

Nếu cơn đau cảnh báo nguy hiểm xuất hiện vào 3 tháng cuối và có thêm tình trạng như ra nước ối, chất nhầy bất thường… thì có thể là cảnh báo tình trạng sinh non hay các bệnh lý phụ khoa như nhau bám thấp, nhau tiền đạo… Mẹ bầu nên đi khám sớm để đảm bảo an toàn cho bé.

Tuy nhiên cơn đau với các cơn gò tử cung nhẹ ở 3 tháng cuối cũng có thể chỉ là những cơn gò sinh ký bình thường và mẹ thấy hơi đau. Nhưng các cơn gò này sẽ không có xuất hiện kèm các triệu chứng khác nhé. Lúc này cơn đau bụng của mẹ chỉ là triệu chứng bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.

Chú ý viêm ruột thừa

Một trường hợp mẹ bầu cần chú ý nữa là các rối loạn ngoài sản khoa cũng gây nên các cơn đau bụng như: rối loạn tiêu hóa (ruột, dạ dày), gan mật, hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo)...

Tuy nhiên các cơn đau này nếu chủ quan có thể khiến mẹ bầu không nhận diện được các cơn đau thai sản thực sự.

Trong các trường hợp đau bụng ngoài thai sản, đau do viêm ruột thừa thường nhầm lẫn với đau bụng dọa sinh non nhất. Tuy nhiên với chứng này mẹ cũng cần nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị. Triệu chứng bệnh này có thể dẫn đến dọa sinh non và gây nguy hiểm cho thai nhi đấy.

Coi chừng đau… đẻ

Cơn đau bụng dữ dội nhất mẹ bầu sẽ gặp trong thai kỳ mà không vì bệnh ký chính là cơn đau đẻ. Các dấu hiệu giúp mẹ nhận diện cơn đau đẻ là các cơn gò.

Thường các cơn gò báo hiệu sinh sẽ xuất hiện và kéo dài không quá 1 phút. Nếu mẹ bầu nhận thấy cơn gò xuất hiện 10 phút 1 lần thì có nghĩa là vài ngày sau mẹ sẽ sinh. Còn nếu như tần suất xuất hiện cơn gò là 3 phút 1 lần thì thường mẹ sẽ sinh ngay sau đó 7-8 giờ. Và nếu các cơn gò xuất hiện cách đều 1 phút 1 thì chỉ khoảng 45 phút sau là mẹ lâm bồn.

Ngoài ra, nếu các cơn đau bụng không xuất hiện nhưng mẹ bị vỡ ối, rỉ ối thì cũng cần nhập viện ngay để sinh nhé.

+ Xem thêm:

LÀM GÌ KHI MẸ BẦU ĐAU ĐẺ TẠI NHÀ KHÔNG KỊP ĐI BỆNH VIỆN

MÁCH MẸ BẦU CÁCH THỞ VÀ RẶN KHI CHUYỂN DẠ ĐỂ SINH CON NHANH


Nguồn bài viết: yeutre
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: