Mách Mẹ Cách Giảm Đau Sau Khi Bị Cắt Tầng Sinh Môn

  2614

Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn giảm bớt phần nào sự đau đớn do bị cắt (rạch) tầng sinh môn khi vượt cạn.

Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn giảm bớt phần nào sự đau đớn do bị cắt (rạch) tầng sinh môn khi vượt cạn.

1. Dùng nước ấm

Trong những ngày đầu sau sinh, bạn sẽ thấy đau và buốt khi đi vệ sinh, lúc này hãy dùng vòi hoa sen hoặc bình xịt chứa nước ấm để dội từ từ vào vùng kín khi tiểu tiện. Nước ấm sẽ làm loãng nồng độ nước tiểu và làm giảm thiểu khả năng nước tiểu tiếp xúc trực tiếp với khu vực da ở tầng sinh môn, tránh gây nhiễm trùng và đau nhức.

2. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ

Uống nhiều nước và duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng với nhiều rau và trái cây để ngăn ngừa chứng táo bón, trĩ là những triệu chứng thường gặp sau sinh. Nếu bị táo bón, mỗi khi đại tiện bạn phải rặn mạnh có thể làm tổn thương vết khâu chưa lành, khiến bạn bị đau hơn và thời gian hồi phục bị kéo dài. 

3. Mặc quần áo rộng

Nếu bị rạch tầng sinh môn khi sinh, bạn nên tránh mặc quần áo chật, bó sát vào người, kể cả trong mùa đông. Đặc biệt với quần lót phải luôn sạch sẽ, khô, thoáng. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng quần áo chà sát vào vết thương gây đau đớn. 


4. Nằm nghiêng

Nằm nghiêng có thể làm giảm bớt áp lực lên tầng sinh môn nên cơn đau ở vết rạch cũng sẽ dịu bớt phần nào. Ngoài ra, bạn cũng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu để tránh gây kích thích lên vết rạch. Ngồi trên một chiếc gồi mềm cũng là một gợi ý rất tốt để giảm sự đau đớn cho bạn khi bắt buộc phải ngồi cho con bú hoặc làm việc gì khác. 

5. Chú ý cách vệ sinh vùng kín

Khi vệ sinh vùng kín, cần rửa nhẹ nhàng với nước ấm và dội nước từ trên xuống. Sau khi vệ sinh xong, phải làm khô vùng sinh môn bằng cách áp nhẹ một chiếc khăn sạch làm bằng chất liệu mềm, thấm nước, không nên lau chùi, chà xát sẽ khiến khu vực tầng sinh môn càng bị tổn thương. 

Nếu bạn đang phải “đóng bỉm” hoặc dùng băng vệ sinh, phải thay mới tối thiểu 4 giờ đồng hồ một lần. Cố gắng không chạm tay vào khu vực tầng sinh môn khi thay bỉm, băng vệ sinh. Ngoài ra, nên cố gắng giữ cho vùng kín được khô ráo để vết khâu nhanh liền và tránh bị nhiễm trùng.

Rạch Tầng Sinh Môn Có Đáng Sợ Như Mẹ Bầu Nghĩ ?

Bí Quyết Đối Phó Với Cơn Đau Đẻ Và Rạch Tầng Sinh Môn.


Nguồn bài viết: afamily
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: