Làm Thế Nào Để Bé Không Bị Dây Rốn Quấn Cổ

  2631

Làm thế nào để bé không bị dậy rốn quấn cổ? Rất nhiều bà mẹ mang thai đều muốn biết điều này. Một vài lời khuyên nhỏ dưới đây sẽ có ý nghĩa…

Làm thế nào để bé không bị dậy rốn quấn cổ? Rất nhiều bà mẹ mang thai đều muốn biết điều này. Một vài lời khuyên nhỏ dưới đây sẽ có ý nghĩa…

Thai nhi ở trong bụng mẹ không ổn định. Chúng luôn lăn tròn và vận động thường xuyên trong không gian bé nhỏ là tử cung của mẹ. Tuy nhiên, mỗi bé lại có đặc điểm và hành động khác nhau. Một số thì tương đối nhẹ nhàng, trong khi đó một số lại vận động nhiều như một vận động viên thể thao. Hoạt động của bé trong tử cung của mẹ như duỗi chân tay, quay một vòng tròn… có thể dẫn đến sự vướng víu dây rốn.

Nguy cơ thai nhi bị dây rốn quấn xung quanh cổ tương đối cao, em bé của bạn có thể bị suy thai bất cứ lúc nào. Cuối thai kỳ, nếu em bé bị tràng hoa quấn cổ sẽ rất nguy hiểm. Nếu vòng quấn chặt có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu dây rốn, do đó ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của thai nhi và người mẹ, bao gồm cả oxy và carbon dioxide. Nhịp tim thai chậm, trong trường hợp nặng, có thể là em bé của bạn thiếu oxy, thậm chí tử vong.

Sự vướng víu của dây rốn có liên quan tới cả độ dài dây rốn, khối lượng nước ối… Ngoài ra, sự vận động của mẹ cũng ảnh hưởng không ít. Lao động quá sức sẽ khiến đầu thai nhi có xu hướng xoay xuống, sẽ dẫn đến dây rốn cuộn xung quanh ban đầu lỏng, sau dần dần thắt chặt.

Nói chung, sự vướng víu của dây rốn quanh thai nhi không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, kèm theo những triệu chứng lâm sàng hay nguy hiểm cho mẹ. Thậm chí người mẹ vẫn có thể sinh thường một cách thuận lợi. Ngay cả trong trường hợp dây rốn đã quấn quanh cổ, thì vẫn không tổn hại đến sức khỏe thai nhi, miễn là các dây rốn không thắt quá chặt.

Tuy nhiên, nếu dây rốn quá ngắn, thắt quá chặt sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng máu. Và hậu quả nặng nề có thể khiến thai nhi bị tử vong như đã nói ở trên.

Làm thế nào để tránh tình trạng em bé bị dây rốn quấn cổ?

1. Chế độ ăn uống đúng

Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, tránh thuốc lá, rượu hay thực phẩm gây kích thích mạnh. Tránh ăn những thực phẩm chưa được nấu chín.

2. Tập thể dục thích hợp

Lựa chọn các vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội… Không nên lựa chọn một bài tập vất vả, đồng thời cũng nên tránh các môn thể thao trong môi trường quá ồn ào.

3. Sinh hoạt điều độ

Cuộc sống cần được tôn trọng đúng quy luật. Thai phụ cần nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, không thức đêm gây ra tình trạng quá căng thẳng hay mệt mỏi.

4. Chăm sóc trước sinh thích hợp

Trong quá trình chăm sóc trước khi sinh, thai phụ nên lựa chọn những giai điệu âm nhạc nhẹ nhàng, nhịp điệu không quá mạnh, âm thanh không quá lớn, thời gian cũng không quá dài.

Tất cả những yếu tố trên đều có hiệu quả để tránh kích thích thai nhi và tránh cho chúng rơi vào trạng thái quá kích thích, hạ thấp tỉ lệ bị dây cuốn quanh cổ.

+ Xem thêm:

THAI NHI BỊ DÂY RỐN QUẤN CỔ NGUY HIỂM THẾ NÀO

HƯỚNG DẪN VỆ SINH MẮT TAI MŨI MIỆNG RỐN VÀ VÙNG KÍN CHO BÉ SƠ SINH


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: