Vì Sao Mẹ Bầu Không Được Ngồi Xổm Trong Thai Kỳ

  25718

Bà bầu ngồi xổm có thể gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề, đau bụng dưới,…ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Mẹ cần chọn tư thế ngồi thích hợp để mẹ và bé khỏe nhất trong giai đoạn bầu bí nhé.

Bà bầu ngồi xổm có thể gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề, đau bụng dưới,…ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Mẹ cần chọn tư thế ngồi thích hợp để mẹ và bé khỏe nhất trong giai đoạn bầu bí nhé.

Bà bầu ngồi xổm có sao không?

Chắc hẳn chị em bầu bí vẫn thường hay “bị” người lớn trong nhà nhắc nhở là không được ngồi xổm. Và các mẹ sẽ thắc mắc rằng tại sao bà bầu không được ngồi xổm trong thai kỳ? Nếu chưa rõ câu trả lời thì hãy đọc bài viết dưới đây ngay các mẹ nhé.

vi-sao-ba-bau-khong-duoc-ngoi-xom

  • Tư thế này dù không gây nguy hại đến mức nghiêm trọng cho sự an toàn của thai nhi.
  • Lý do mà mẹ bầu bị cấm ngồi xổm là vì khi bụng mẹ to lên, phần dưới của cơ thể và cột sống vốn đã phải chịu áp lực rất lớn từ thai nhi, sẽ lại bị kéo căng ra hơn, khiến cho mẹ cảm thấy đau nhói, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nặng hơn hoặc mất trọng tâm dẫn đến dễ ngã, rất nguy hiểm.
  • Đồng thời, một số mẹ bầu còn cho rằng ngồi xổm sẽ gây áp lực lên bàng quang khiến cho họ bị đau bụng dữ dội và điều này hoàn toàn đúng.
  • Tuy nhiên, tư thế này lại được khuyến khích cho các bà bầu sắp sinh như là một trong những bài tập giúp xương chậu nở ra và dùng sức ép lên tử cung để đẩy em bé ra ngoài dễ hơn, việc này các bác sĩ hoặc hộ lý sẽ hướng dẫn mẹ cụ thể hơn.

Bà bầu ngồi như thế nào đúng cách?

  • Những triệu chứng trong thai kỳ cộng với việc tăng cân sẽ khiến mẹ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và đau nhức khắp người.
  • Do đó, khi ngồi không đúng cách, mẹ sẽ tạo ra nhiều áp lực hơn nữa lên phần dưới của cơ thể, khiến cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, ngồi sai tư thế sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Đó là lý do mà mẹ cần chọn tư thế ngồi đúng.

Những tư thế ngồi được khuyến khích cho bà bầu

  • Luôn ngồi thẳng lưng, vai hơi đẩy ra sau, không chùng lưng cũng không đẩy người.
  • Nên ngồi sâu vào trong ghế, mông chạm vào lưng ghế để đảm bảo lưng tìm được điểm tựa tốt, nên trang bị thêm gối đệm ở chỗ đường cong của lưng, như thế bạn sẽ ít bị mỏi và đau lưng.

vi-sao-ba-bau-khong-duoc-ngoi-xom

  • Khi ngồi, bạn không gác cao chân hay bắt chéo chân, hãy bảo đảm bàn chân đặt thoải mái trên sàn (hoặc đặt chân thoải mái trên chiếc ghế thấp kê chân), đầu gối tạo góc 90 độ, phân bố đều trọng lượng cơ thể ở cả hai bên hông.
  • Khi ngồi ghế xoay, đừng vặn eo khi đang ngồi, thay vào đó, bạn cần xoay cả người.
  • Không nên ngồi lâu quá 30 phút, hãy thường xuyên đứng lên, duỗi người, đi lại một chút, uống nước… Để đứng lên, bạn hãy dịch người về trước rồi đứng dậy bằng cách thẳng chân, tránh chồm người để đứng dậy.
  • Và tốt nhất, bạn hãy tập nhớ và có thói quen ngồi đúng tư thế ngay từ trước khi mang thai, điều này hoàn toàn không thừa chút nào đâu nếu muốn có sức khỏe tốt và dáng người đẹp hơn.

Khi lên, xuống cầu thang mẹ bầu cần đi đúng tư thế

vi-sao-ba-bau-khong-duoc-ngoi-xom

  • Khi lên cầu thang, mẹ không được khom lưng hoặc quá ưỡn ngực, ưỡn bụng mà nên duỗi thẳng lưng.
  • Lúc xuống cầu thang, các bà bầu cần chú ý nhìn rõ các bậc cầu thang, bước lên, xuống chậm rãi và chắc chắn. Không nên chỉ bước bằng mũi chân, vì việc này sẽ khiến mẹ dễ ngã.

Khi nhặt đồ vật mẹ bầu nên cẩn thận

vi-sao-ba-bau-khong-duoc-ngoi-xom

  • Khi nhặt các đồ vật trên mặt đất, trước hết mẹ phải gập đầu gối, sau đó hạ eo xuống, ngồi xuống vững chắc rồi mới nhặt đồ vật.
  • Sau khi nhặt xong, mẹ nên đứng thẳng lên. Tuyệt đối không được khom người khi nhặt đồ vật.

Những tư thế ngồi không thích hợp cho mẹ bầu

  • Ngồi vắt chéo chân: Đây là tư thế ngồi cực kỳ có hại cho sức khỏe, chẳng hạn như dễ dẫn đến giãn tĩnh mạch chân (do máu bị cản trở lưu thông), chèn ép thần kinh ở đùi, gây viêm khớp thoái hóa sớm, chân, hông, cột sống cũng có thể biến dạng… Phụ nữ mang thai ngồi tư thế này sẽ càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng sưng phù chân trong thai kỳ.

vi-sao-ba-bau-khong-duoc-ngoi-xom

  • Ngồi xổm: đây là tư thế ngồi mà mẹ bầu nên tránh.
  • Ngồi không tựa lưng: Hãy cung cấp chỗ dựa để cho lưng và cột sống của bạn được nghỉ ngơi cũng như để giúp giữ lưng thẳng, giảm tình trạng đau lưng ê ẩm. Vậy nên bạn đừng ngồi ghế đẩu hay ghế tựa lưng thấp nhé.
  • Ngồi ngã về phía trước: Thay vì ngả ra sau, nhiều người làm việc bàn giấy lại có thói quen chồm, đẩy người về trước như muốn tựa vào bàn. Đừng làm như vậy, nhất là khi mang thai, vì tư thế này sẽ tạo áp lực lên bụng bầu, không chỉ khiến mẹ bất tiện mà còn không tốt cho con chút nào cả.
  • Nửa nằm nửa ngồi: Đây cũng là một tư thế ngồi thường thấy khi ở nhà, và cũng tạo thêm nhiều áp lực không cần thiết lên cột sống. Đó là lý do vì sao bạn sẽ cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi như vậy lâu.

Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: