Biện Pháp Phòng Ngừa Và Chăm Sóc Bé Bị Tay Chân Miệng

  7442

Nếu trẻ mắc phải cách triệu chứng như sốt, chán ăn, đau họng, xuất hiện những đốm đỏ ở chân, tay, miệng thì nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất

Bệnh tay chân miệng đang có nguy cơ bùng phát khi mùa dịch bệnh đang tới gần. Vì vậy, những biện pháp phòng tránh và xử trí bệnh tay chân miệng, nhất là cho trẻ dưới 5 tuổi trở nên hết sức cầm thiết dành cho các bậc phụ huynh

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm virut cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu đặc trưng như sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, bệnh rất thường gặp ở các trẻ nhỏ nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng không có thuốc đặc hiệu vì vậy việc vệ sinh đúng cách sẽ hạn chết đến mức tối đa bệnh cho trẻ nhỏ.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có triệu chứng bị nổi bóng nước

Cách xử trí khi trẻ bị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị chính là điều trị triệu chứng.

Nếu trẻ mắc phải cách triệu chứng như sốt, chán ăn, đau họng, xuất hiện những đốm đỏ ở chân, tay, miệng  thì nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám và theo dõi.

Nếu trẻ bị nhẹ hơn thì có thể điều trị tại nhà:

Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.

Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh, tăng cường chất dinh dưỡng và vitamin.

Vệ sinh thân thể và răng miệng cho trẻ, tránh làm nhiễm trùng những bóng nước trên người trẻ. Nhất là không được cậy và làm vỡ các bóng nước này.

Phòng tránh bệnh tay chân miệng bằng cách thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ

Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị đồ ăn, khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước.

Không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không để trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, đồ chơi khi chưa được khử trùng.

Các vật dụng của trẻ như đồ chơi, dụng cụ, vật dụng, sàn nhà nơi trẻ thường chơi phải được lau chùi, khử trùng sạch sẽ, để tránh nhiễm trùng cho trẻ.

Không để trẻ tiếp xúc với những trẻ em khác trong thời gian điều trị (ít nhất 7 ngày), nên chăm trẻ tại nhà, để tránh trường hợp lây bệnh cho các trẻ khác tại nhà trẻ.

Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và có biện pháp chăm sóc kịp thời nếu trẻ sốt cao, mất tỉnh táo.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn đúng bữa, đủ dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây để tăng cường thêm vitamin. Phải ăn chin uống sôi, vật dụng của trẻ phải được vệ sinh kỹ trước khi sử dụng.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa gọn gàng sạch sẽ tại nhà cũng như ở trường mẫu giáo, nhà trẻ.

+ Xem thêm:

TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG ĐIỀU TRỊ BAO LÂU THÌ KHỎI

BÉ BỊ TAY CHÂN MIỆNG CẦN KIÊNG ĂN GÌ?


Nguồn bài viết: giaidinhvn
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: