Sự Thật Kinh Hoàng Đằng Sau Những Hộp Sữa - Phần cuối

  8010

Sữa mẹ là một thức ăn “sống” có chứa các tế bào sống, hormones, men hoạt động, kháng thể và ít nhất 400 thành phần khác mà chỉ có sữa mẹ mới có. Sữa mẹ là một chất linh động mà thành phần của nó thay đổi từ đầu đến cuối cữ bú và theo độ tuổi.

Tốt thôi chưa đủ

Sau hơn hai thập kỷ, rõ ràng rằng việc ủng hộ nuôi con bằng sữa mẹ xuất phát từ cái tâm không thật đem lại lợi nhuận cho những hãng sữa đa quốc gia chứ không phải là những bà mẹ và em bé, và rằng ngành thực phẩm dành cho trẻ nhỏ không hề có ý định tuân thủ các khuyến nghị của UN về việc nuôi dưỡng trẻ em hay các quy định của Bộ Quy tắc Quốc tế về việc Tiếp thị những sản phẩm Thay thế Sữa mẹ – nếu như họ không bị luật pháp buộc phải làm như thế hay áp lực của người tiêu dùng, hoặc hiệu quả hơn là cả hai.

Người mẹ không thất bại trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhân viên y tế, các cơ sở y tế và chính phủ thất bại trong việc giáo dục và hỗ trợ những phụ nữ muốn nuôi con bằng sữa  mẹ. Không có hỗ trợ, nhiều người mẹ sẽ đầu hàng cho dù họ chỉ đối mặt với những khó khăn thật nhỏ nhoi. Và hơn nữa, theo Mary Renfrew, ‘Không cho con bú nữa không phải là một việc mà người mẹ làm một cách hời hợt. Nhiều người trong số họ phải đấu tranh rất mạnh mẽ để tiếp tục cho con bú và họ chiến đấu mà không có hỗ trợ nào cả. Những người mẹ này đang chống lại xã hội – một xã hội không chỉ lấy bình sữa làm bạn mà còn vô cùng thiếu thân thiện với việc cho trẻ thơ bú mẹ.”

Để đảo ngược xu hướng này, các chính phủ trên toàn thế giới phải bắt đầu nghiêm túc nhận trách nhiệm bảo đảm sức khỏe tốt cho thế hệ tương lai. Để làm được điều này cần phải thay đổi nhận thức của xã hội một cách sâu sắc và căn bản. Chúng ta phải chấm dứt việc làm cho các bà mẹ phiền lòng bằng những thông điệp giản dị thái quá với nội dung “sữa mẹ là tốt nhất” và đầu tư thờ gian, năng lượng cũng như tiền bạc vào việc tái đào tạo nhân viên y tế và xã hội ở diện rộng.

Chúng ta cũng phải ngưng việc thỏa hiệp. Những cơ sở y tế thuộc chính phủ, chẳng hạn như Mỹ và Anh, vốn đặt ra mục tiêu là 75% phụ nữ tiếp tục cho con bú khi xuất viện, chỉ hơn dịch vụ trả tiền cho nước bọt về tầm quan trọng của sữa mẹ. Hầu hết những người mẹ này sẽ không còn cho con bú trong vòng một vài tuần, và những chính sách như vậy chẳng có lợi cho ai ngoài những công ty sản xuất sữa vì họ sẽ bắt đầu kiếm tiền từ khi việc cho con bú bị chấm dứt. Để tất cả các bà mẹ đều cho con bú, chúng ta phải chuẩn bị để:

  • Cấm tất cả các quảng cáo về sữa công thức kể cả sữa dặm thêm.
  • Cấm cho tặng các mẫu sữa công thức miễn phí, thậm chí là cho mục đích giáo dục hoặc nghiên cứu.
  • Yêu cầu phải có những cảnh báo về sức khỏe trung thực và nổi bật trên tất cả hộp và thùng sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.
  • Có nguồn quỹ ổn định để khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ ở mỗi cộng đồng, đặc biệt là những vùng có hạn chế về mặt xã hội, với mục tiêu đạt được 100% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu tiên.
  • Có các chiến dịch quảng cáo gây quỹ và giáo dục nhằm vào các ông bố, các bà nội, học sinh, bác sĩ, nữ hộ sinh và cộng đồng chung.
  • Khuyến khích và cho phép các bà mẹ muốn cho con bú nơi công cộng.
  • Thỏa thuận trong hợp đồng lao động cho tất cả phụ nữ đang làm việc được nghỉ thai sản sáu tháng mà không phải lo sợ mất việc.

Những chiến lược này đã chứng tỏ tính giá trị ở một số nơi trên thế giới. Năm 1970, tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở các nước Scandinavia thấp như ở Anh. Sau đó, lần lượt từng bước, các nước Scandinavian đã cấm tất cả quảng cáo sữa nhân tạo, cho nghỉ thai sản một năm và trả 80% lương, và khi người mẹ trở lại làm việc thì được nghỉ một giờ để cho con bú mỗi ngày. Hiện nay, 98% các mẹ Scandinavian cho con bú sớm, 94% vẫn cho con bú đến một tháng, 81% cho con bú đến hai tháng, 69% cho bú đến bốn tháng và 42% cho bú tới sáu tháng.

Mặc dù những tỉ lệ này vẫn chưa phải là tối ưu nhưng lại cao nhất thế giới, và là thành quả của một biện pháp phối hợp nhiều mặt để khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ. Khi chúng ta đã biết rõ những lợi ích của sữa mẹ và các tác hại của sữa công thức, thì không thể chấp nhận được rằng chúng ta đã cho phép tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ tại Anh và bất kỳ nơi nào trên thế giới lại giảm một cách thảm hại như vậy.

Mục tiêu rõ ràng – 100 phần trăm các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn ít nhất sáu tháng đầu đời!

SỮA MẸ VÀ SỮA CÔNG THỨC: MIỄN BÀN CÃI

Sữa mẹ là một thức ăn “sống” có chứa các tế bào sống, hormones, men hoạt động, kháng thể và ít nhất 400 thành phần khác mà chỉ có sữa mẹ mới có. Sữa mẹ là một chất linh động mà thành phần của nó thay đổi từ đầu đến cuối cữ bú và theo độ tuổi cũng như nhu cầu của bé. Bởi vì sữa mẹ cũng cung cấp miễn dịch chủ động, mỗi lần bé bú tức là bé cũng nhận được sự bảo vệ khỏi bệnh tật.

Nếu so với chất lỏng kỳ diệu này thì sữa nhân tạo chỉ hơn thức ăn tạp một chút thôi. Sữa mẹ cũng là thức ăn duy nhất mà con người được khuyến khích sử dụng hoàn toàn trong tới mấy tháng, mặc dù chúng ta biết rằng không cơ thể con người nào có thể luôn khỏe mạnh và phát triển dựa trên một chế độ ăn uống ổn định các thức ăn làm sẵn.

SỮA MẸ

SỮA CÔNG THỨC

NHẬN XÉT

CHẤT BÉO

Giàu Omega 3 như DHA và AA giúp phát triển trí não. Tự động điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ; giảm dần khi bé lớn. Giàu cholesterol; Hầu như hấp thụ hoàn toàn. Có chứa men tiêu hóa chất béo là lipase.

Không có DHA. Không điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ. Không có choleserol. Không được thấp thụ hoàn toàn. Không có lipase

Chất béo là dưỡng chất quan trọng nhất trong sữa mẹ; sự không có mặt của cholesterol và các chất dinh dưỡng quan trọng cho việc phát triển trí não và thể chất của sữa công thức có thể làm cho trẻ mắc phải các bệnh về tim mạch và hệ thần kinh trung ương khi trưởng thành. Chất béo còn thừa và không hấp thụ hết trong sữa công thức góp phần làm cho phân của trẻ bú bình có mùi khó chịu.

ĐẠM

Chứa whey mềm, dễ tiêu hóa. Dễ hấp thụ hoàn toàn, cao hơn trong sữa mẹ của trẻ sinh non. Có Lactoferrin có lợi cho đường ruột. Có chứa Lysozyme, một chất chống khuẩn. Giàu các thành phần đạm giúp cho sự phát triển trí não và thể chất. Giàu các tác nhân trưởng thành. Có các chất đạm giúp bé ngủ dễ dàng.

Có casein vón cục, khó tiêu hóa. Không được hấp thụ hoàn toàn, nhiều chất thải hơn nên thận sẽ phải làm việc nhiều hơn. Không có Lactoferrin, hoặc chỉ có rất ít. Không có lysozyme.- Thiếu hoặc có lượng đạm rất thấp cho việc phát triển trí não và thể chất. Thiếu các tác nhân trưởng thành. Không có nhiều chất đạm giúp cho bé ngủ ngon.

Trẻ sơ sinh không dị ứng với đạm trong sữa mẹ.

TINH BỘT

Giàu lactose. Giàu oligosaccarides, tốt cho đường ruột.

Một số sữa công thức không có lactose. Thiếu oligosaccharides.

Lactose quan trọng đối với việc phát triển trí não.

CÁC YẾU TỐ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH

   

Giàu các tế bào máu trắng (white blood cells), có hàng triệu tế bào như vậy trong mỗi cữ bú. Giàu globulin miễn dịch (immunoglobulins)

Không có tế bào sống hoặc bất kỳ tế bào nào khác. Không hề có lợi ích miễn dịch nào cả.

Sữa mẹ đem lại sự bảo vệ chủ động đối với tất cả các loại nhiễm trùng. Sữa mẹ có thể được dùng để loại trừ hàng loạt các vấn đề sức khỏe ngoài da chẳng hạn như hăm tã và viêm kết mạc.

VITAMINS & KHOÁNG CHẤT

Hấp thụ tốt hơn. Từ 50 đến 75 phần trăm chất sắt được hấp thụ.- Chứa nhiều selenium (một chất chống oxy hóa)

Không hấp thu tốt. Chỉ có từ 5 đến 10 phần trăm chất sắt được hấp thu. Chứa ít selenium (một chất chống oxy hóa

Chất dinh dưỡng trong sữa công thức rất khó hấp thụ. Để bù lại, nhiều chất dinh dưỡng được bỏ thêm vào sữa công thức, làm cho việc tiêu hóa khó khăn thêm.

MEN & CÁC HORMONE

Giàu men tiêu hóa, ví dụ như lipase và amylase.- Giàu các hormones: thyroid, prolactin và oxytocin. Mùi vị thay đổi tùy theo chế độ ăn uống của mẹ, vì vậy giúp bé quen dần với văn hóa ăn uống của nước mình.

Quá trình chế biến sữa công thức giết chết các men tiêu hóa và hormone, không phải là thức ăn đầu đời dành cho con người. Luôn có mùi vị như nhau.

Men tiêu hóa giúp hỗ trợ đường ruột, hormone góp phần cân bằng sinh-hóa học và sức khỏe của bé.

CHI PHÍ

Khoảng 350 bảng Anh/năm cộng với tiền thức ăn thêm cho mẹ nếu như mẹ ăn uống thiếu chất.

Khoảng 650 bảng Anh/ năm. Tốn tới 1300 bảng/năm để mua sữa công thức dành cho trẻ bị dị ứng. Chi phí mua bình sữa và các thiết bị khác. Mất thu nhập khi cha mẹ phải ở nhà để chăm con ốm.

Tại Anh, NHS tốn 35 triệu bảng Anh mỗi năm chỉ để trị bệnh đường ruột cho các bé bú bình. Tại Mỹ, các công ty bảo hiểm chi trả 3.6 tỉ đô la để trị bệnh cho các bé bú bình. 

+ Xem thêm:

+ SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 1

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 2

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 3

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 4

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 5

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 6

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN CUỐI


Nguồn bài viết: Webcuame
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: