Những sai lầm khi dạy con tập nói khiến trẻ không chỉ bị chậm nói mà còn khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ
Ở những trẻ bình thường, từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể ê a được những tiếng nói đầu tiên. Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể phát hiện được những tiếng động phát ra từ những vị trí khác nhau, đồng thời trẻ cũng bắt đầu nói được những có có nguyên âm “a” như ba, bà…
Tuy nhiên có một thực tế phải thừa nhận rằng, ngày nay số lượng trẻ bị chậm nói ngày càng nhiều. Có những bé đến 18, 21 tháng tuổi vẫn chỉ biết bập bẹ những từ vô nghĩa. Có những bé đã 3, 4 tuổi nhưng vẫn “ngọng líu ngọng lô”. Không nên đổ lỗi cho bé hay nghĩ rằng “con mình nó thế!”. Trẻ biết nói sớm hay muộn, nói chuẩn hay ngọng, phần lớn đều là ở sự dạy dỗ và uốn nắn của người mẹ.
Các chuyên gia đã chỉ ra những sai lầm lớn khi dạy trẻ tập nói của cha mẹ sau đây:
Lặp lại lỗi phát âm của trẻ
Theo Eva, Khi mới học nói, trẻ khó tránh được việc phát âm ‘méo mó' không chuẩn nên một số người cảm thấy như thế thật ngộ nghĩnh, đáng yêu và hay nhắc lại với niềm vui thích.
Ví dụ: ‘Con thỏ' thì trẻ nói thành ‘con ỏ' hoặc ‘con xỏ'... Việc lặp lại lỗi phát âm của trẻ vô tình sẽ trở thành thói quen, khiến trẻ dễ nói ngọng và càng khó sửa hơn. Vì vậy, khi dạy trẻ bạn cần phát âm thật chuẩn xác.
Nếu trẻ có nói sai thì nhẹ nhàng nhưng phải kiên quyết uốn ngay. Và, hãy nói đi, nói lại từ đúng đó cho trẻ nghe.
Không cho trẻ có cơ hội nói
Khi trẻ chỉ bình nước, người lớn liền hiểu ngay là trẻ muốn uống nước, thế là lấy ngay bình nước đưa cho chúng. Như thế bạn đã tước mất cơ hội tập nói của trẻ.
Dù bạn có đoán đúng ý trẻ thì cũng không nên phản xạ quá nhanh mà nên khích lệ trẻ phát ra âm thanh, dùng ngôn ngữ biểu đạt mong muốn của mình.
Không giao tiếp với con
Nhiều cha mẹ phó mặc cho con tự lập nói. Đây là lý do khiến trẻ chậm nói và gặp vấn đề về giao tiếp. Nhất là những gia đình sống tại các thành phố, cuộc sống khép kín, trẻ ít cơ cơ hội được nghe người lớn nói thường xuyên. Nếu cha mẹ cũng dành ít thời gian nói chuyện với trẻ, thì nguy cơ trẻ chậm nói càng tăng.
Dạy trẻ từ ngữ khó
Trẻ còn nhỏ nên chưa thể tiếp nhận những từ khó. Cha mẹ nên dùng những từ thông thường, đơn giản để dạy bé. Một vài danh từ và động từ là chủ yếu. Phải kết hợp một vài từ giúp bé gọi người thân, cơ thể, thức ăn, đồ chơi, phối hợp với những từ ngữ dùng trong sinh hoạt hàng ngày để dạy trẻ.
Khi dạy bé nói, không nên dùng những từ khó khăn, phức tạp, mà nên dùng những từ đơn giản, đúng quy tắc ngôn ngữ để dạy bé.
+ Xem thêm:
LỊCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI CỦA BÉ TỪ 0-8 TUỔI