Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi, cách điều trị bệnh như thế nào…là những thắc mắc phổ biến của các bậc làm cha mẹ có con bị tay chân miệng.
Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi, bệnh rất nguy hiểm nếu không biết cách phát hiện sớm, phòng tránh và điều trị kịp thời.
Bệnh chân tay miệng được chia thành 4 độ
Độ 1: Có thể chăm sóc bé tại nhà, nhưng phải theo dõi thường xuyên, nếu thấy có biểu hiện bất thường cần đưa đi cấp cứu ngay.
Độ 2A: Cần được nhập viện để theo dõi, bé có biểu hiện rung giật cơ.
Độ 2B: Bé sẽ phải truyền gama globulil (thuốc đặc hiệu ngăn chặn biến chứng tim mạch).
Độ 3: Vừa truyền gama globumin vừa theo dõi liên tục. Ở độ này, bé sẽ bị yếu liệt chân tay, co giật, hôn mê.
Độ 4: Bé bị suy hô hấp, trụy mạch, nguy hiểm đến tính mạng; bắt buộc phải lọc máu.
Bệnh tay chân miệng có thể để lại biến chứng gây nên viêm màng não, viêm cơ tim … có thể gây tử vong. Vì vậy các gia đình có trẻ nhỏ cần nắm chắc thông tin về căn bệnh này để biết cách phòng bệnh.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng nên việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây:
Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước.
Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.
Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: Dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tư thế, đi loạng choạng, chới với, co giật, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Như vậy, nếu được điều trị kịp thời, trẻ bị bệnh tay chân miệng sẽ khỏi trong khoảng từ 5 – 10 ngày) nên không cần ép trẻ ăn quá, vì sau khi hết bệnh trẻ sẽ ăn nhiều hơn để bù lại khi bị bệnh.
+ Xem thêm:
BÉ BỊ TAY CHÂN MIỆNG CẦN KIÊNG ĂN GÌ?
CÁCH CHỮA BỆNH NHIỆT MIỆNG CHO TRẺ HIỆU QUẢ