12 Bệnh Lý Nguy Hiểm Ở Trẻ Sinh Non Mẹ Cần Lưu Ý

  4795

Trẻ sinh non thường phải đối diện với nhiều bệnh lý nguy hiểm sau khi sinh ra. Dưới đây là tổng hợp 12 bệnh lý thường gặp ở trẻ sinh non, các bậc phụ huynh nên biết để có cách xử lý kịp thời.

Trẻ sinh non thường phải đối diện với nhiều bệnh lý nguy hiểm sau khi sinh ra. Dưới đây là tổng hợp 12 bệnh lý thường gặp ở trẻ sinh non, các bậc phụ huynh nên biết để có cách xử lý kịp thời.

1. Nhiễm trùng

Những em bé sinh non trong các trường hợp: mẹ bị vỡ ối sớm, sốt khi chuyển dạ hoặc sinh non không rõ nguyên nhân... dễ bị nhiễm trùng khi chào đời. 


Trẻ sinh non thường bị nhiễm trùng

Hoặc những em bé phải hồi sức sau sinh, hít nước ối vào phổi lúc mẹ chuyển dạ cũng dễ bị nhiễm trùng, nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời trẻ dễ bị sốc dẫn đến tử vong. 

2. Thân nhiệt không ổn định

Với những trẻ sinh thiếu tháng và nhẹ cân thường có thân nhiệt không ổn định như thân nhiệt thấp. Nếu không phát hiện và can thiệp sớm có thể gây biến chứng, dẫn đến tử vong ở trẻ. 

3. Suy hô hấp màng trong

Trẻ sinh non thiếu tháng, dễ bị suy hô hấp đặc biệt là suy hô hấp màng trong. Nguyên nhân là cơ thể trẻ sinh non thiếu surfactant – chất giữ phổi của bé không bị xẹp khi thở. Đây là nguyên chính khiến tỷ lệ trẻ sinh non bị tử vong cao. 

4. Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng và thấp còi

Trẻ sinh thiếu tháng, thường kém hấp thu dinh dưỡng hoặc do sữa mẹ không đủ để cho bé bú. Lâu ngày trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, thấp còi.

Trong trường hợp này mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ theo định kỳ để được theo dõi cân nặng, vòng đầu và chiều cao. Và trong trường hợp cần thiết nên tham vấn ý kiến chuyên gia về chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp bé cao lớn và khỏe mạnh hơn. 

5. Ngạt thở

Triệu chứng này thường xảy ra với trẻ sinh non ở giai đoạn trước khi sinh hoặc sau sinh 4 tuần đầu. Ngạt thở nếu không được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm trẻ có thể bị tử vong.

6. Rối loạn tiêu hóa

Trẻ sinh non do sức đề kháng và hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên dễ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: thường xuyên nôn ói, tiêu chảy, nôn trớ hoặc chướng bụng. Thậm chí, ruột có thể bị hoại tử do ruột không đủ máu nên mỏng dần. Do vậy, khi trẻ có các biểu hiện như nôn dịch màu xanh thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu.

7. Rối loạn huyết học

Trẻ sinh non, nhẹ cân thường bị rối loạn huyết học với các biểu hiện như: thường xuyên bị xuất huyết; máu khó đông do thiếu vitamin K; trẻ bị thiếu máu do tủy xương yếu hoạt động hấp thu máu kém hiệu quả hoặc do phải lấy nhiều máu để làm các xét nghiệm.

Vì thế với những trẻ sinh non, bạn cần thường xuyên theo dõi sắc tố da của bé. Nếu có các biểu hiện như da kém hồng, chậm tăng cân thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa.

8. Bệnh vàng da

Trẻ sinh non do gan chưa hoàn thiện và còn non yếu nên chưa thể thực hiện quá trình chuyển hóa vì thế dễ bị bệnh vàng da. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị sớm dễ gây nhiễm độc hệ thần kinh để lại di chứng suốt đời, nguy hiểm hơn trẻ có thể bị tử vong. 

Theo thống kê 100% trẻ sinh non có trọng lượng dưới 1,5 kg bị vàng da. Các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng phương pháp chiếu đèn. Bên cạnh đó, cha mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị để tránh các biến chứng có thể xảy ra với bé. 

9. Các bệnh lý thần kinh

Trẻ sinh non và nhẹ cân cũng phải đối diện với các bệnh lý về thần kinh với các biểu hiện như: các chi co giật, trợn mắt, quẹo cổ. 

Để phòng tránh nguy hiểm xảy ra, cha mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đi khám để các bác sĩ theo dõi hoạt động của hệ thần kinh và đo vòng đầu nhằm phát hiện và can thiệp sớm nếu trẻ có bệnh. 

10. Rối loạn chuyển hóa

Trẻ sinh non nhẹ cân dễ bị thiếu oxy, hạ đường huyết khiến da tím tái. Nếu không phát hiện sớm và can kịp thiệp thời dễ để lại di chứng sau này. Vì thế khi trẻ có những dấu hiệu như kém ăn, nôn trớ nhiều thì nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay. 

11. Các bệnh về da

Trẻ sinh non do sức đề kháng yếu nên thường bị các bệnh nhiễm trùng ngoài da như: viêm da, hăm da, nhiễm trùng mủ ở da hoặc nhiễm trùng cuống rốn. Nếu không điều trị sớm vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng máu. Do vậy khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu như đỏ rốn hoặc quanh chân rốn rỉ nước, có mùi thì nên đưa bé đến bệnh viện ngay.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên chú ý cách chăm sóc và vệ sinh rốn cho bé tránh nhiễm trùng. Vệ sinh và giữ cho vụng bẹn của bé luôn khô ráo và sạch sẽ. Và nhớ lau sạch vùng kín của bé sau mỗi lần đi vệ sinh. 

12. Bệnh võng mạc

Trẻ sinh non dưới 30 tuần tuổi, cân nặng dưới 1,5 kg thường phải đối diện với các bệnh lý về võng mạc. Là nguyên nhân chính khiến trẻ sinh non bị mù lòa. Đến nay các bác sĩ chưa lý giải được cơ chế sinh bệnh nhưng có thể là do oxy trong lòng hấp không đảm bảo nên dẫn đến trẻ bị bệnh.

Bệnh nếu phát hiện và điều trị sớm có thể ngăn được mù lòa cho trẻ. Vì thế các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ theo đúng lịch hẹn. 

+ Xem thêm:

MẸ BẦU BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ DỄ SINH NON

NGUY CƠ CỦA VIỆC SINH NON VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH


Nguồn bài viết: yeutre
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: