Nguy Cơ Của Việc Sinh Non Và Cách Phòng Tránh

  5557

Việc sinh non tạo ra rất nhiều rủi ro về vấn đề sức khoẻ cho cả trẻ và mẹ. Cùng tìm hiểu về nguy cơ của việc sinh non và cách phòng tránh để bảo vệ con nhé

Sinh non được tính khi việc sinh nở diễn ra trước khi thai nhi được 37 tuần tuổi và các em bé sinh non thường có nhiều vấn đề về sức khỏe hơn các em bé sinh đủ tháng, đủ ngày.

Sinh non là hiện tượng tương đối phổ biến, xảy ra với khoảng 7-10% số phụ nữ mang thai. Sinh non được tính khi việc sinh nở diễn ra trước khi thai nhi được 37 tuần tuổi. Rất khó để xác định lý do tại sao sinh non và những đứa trẻ sinh sớm sẽ có thể gặp một số vấn đề về sức khoẻ.



Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy: việc sinh non đang dần trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống hiện đại. Rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc sinh non của các mẹ bầu như: bệnh lý ở mẹ, dị tật bẩm sinh ở tử cung, mẹ bầu bị stress trầm trọng, thiếu vitamin B9, mang thai khi tuổi dưới 17 hoặc trên 40, nghiện các chất kích thích…

Việc sinh non tạo ra rất nhiều rủi ro về vấn đề sức khoẻ cho cả trẻ và mẹ.



Để tránh những nguy cơ trên, các mẹ bầu nên ghi nhớ một số lời khuyên dưới đây:

Loại bỏ ngay các thói quen xấu

Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hoặc sử dụng ma tuý.

Kiểm soát cân nặng

Tăng cân quá nhanh và nhiều trong thai kỳ là nguyên nhân gây ra các bệnh (như: tiểu đường thai kỳ hay tiền sản giật) làm tăng nguy cơ sinh non. Vì vậy, việc tăng cân đúng chuẩn là vô cùng cần thiết . Mẹ bầu tăng từ 11-16kg trong suốt thai kỳ là hợp lý.

Bổ sung vitamin

Chỉ cần một viên vitamin tổng hợp hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu không chỉ tăng cường sức khoẻ mà còn giảm tỷ lệ sinh non. Vitamin tổng hợp rất cần thiết đối với những mẹ bầu kém ăn.

Chế độ ăn uống cân bằng

Mẹ bầu cần bổ sung đủ axit béo omega-3 (trong cá hồi, trứng, quả óc chó và hạt lanh); vitamin A (trong cà rốt, quả mơ và bông cải xanh); vitamin C (trong cam, quýt, dâu, ớt chuông) và vitamin E (trong các loại hạt, khoai lang và xoài) ; canxi (trong sữa, các chế phẩm từ sữa và nước trái cây); magie (trong các loại đậu, đậu phụ, sữa chua, mơ khô, chuối và hạt vừng); sắt (trong thịt bò, trái cây sấy khô và sản phẩm từ đầu nành); kẽm (trong thịt gà, thịt lợn, thịt bò, bột yến mạch, ngô, hàu và trứng). 

Đặc biệt, mẹ bầu cần bổ sung axit folic (trong các sản phẩm ngũ cốc, chuối, cam và rau lá màu xanh thẫm).

Ăn thành nhiều bữa nhỏ 

Mẹ bầu nên có chế độ ăn 5 bữa một ngày (gồm 3 bữa chính, 2 bữa phụ) thay vì 3 bữa chính như bình thường. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày không những giúp mẹ bầu giảm ốm nghén mà còn giảm nguy cơ sinh non.

Uống nhiều nước

8 ly tương đương 2,5L nước mỗi ngày giúp cơ thể được ngậm nước, giảm nguy cơ xuất hiện các cơn co thắt sớm do mất nước

Đi tiểu thường xuyên 

Mẹ bầu không nên nhịn khi có dấu hiệu buồn tiểu vì dễ bị viêm bàng quang, tăng nguy cơ kích thích tử cung và gây các cơn co thắt sớm.

Sinh non là tình huống phát sinh không ai mong muốn. Vậy nên các mẹ bầu cần trang bị đầy đủ những kiến thức sinh nở giúp nâng cao sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi tránh nguy cơ sinh non.

+ Xem thêm:

TRỨNG NGỖNG VÀ TRỨNG GÀ, TRỨNG NÀO THẬT SỰ TỐT VỚI MẸ BẦU?

8 ĐIỀU MẸ BẦU KIÊNG KỴ KHI SẮP SINH


Nguồn bài viết: afamily
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: