Tuyệt Chiêu Trị Mồ Hôi trộm Cho Bé Mẹ Nào Cũng Nên Biết

  36960

Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức. Hiện tượng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, và sức khỏe của trẻ.

Đổ mồ hôi trộm nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bé.

Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức. Hiện tượng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, và sức khỏe của trẻ.

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm, mẹ phải làm gì?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay ra mồ hôi trộm có thể là do thiếu vitamin D, những trẻ thiếu thường là sinh non, nhẹ cân, hay những bé thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa sẽ gây thiếu hụt vitamin này. 

Chính vì thiếu vitamin D dẫn đến việc cơ thể khó hấp thụ canxi làm trẻ bị khó chịu không yên, ngủ không sâu giấc, hay giật mình và bị ra mồ hôi trộm. Tuy nhiên đây không phải là bệnh và sẽ tự mất khi bé lớn.

Bổ sung vitamin D cho bé là cần thiết vì đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mồ hôi trộm. Các mẹ có thể cho con uống  hoặc cho con đi phơi nắng nhằm hấp thụ vitamin D. 

Thời gian phơi nắng cho bé vào buổi sáng phải trước 8 giờ và buổi chiều là sau 17h để tránh làm hại làn da non nớt nhạy cảm của bé. Vào mùa đông có thể cho bé phơi nắng muộn hơn vì lúc này ánh sáng mặt trời sẽ không gắt như mùa hè.

Không cho trẻ sơ sinh tắm ngay khi bé đang ra mồ hôi trộm đó là cấm kỵ hàng đầu mà các bậc cha mẹ nên biết. Nhất là các bé thường xuyên bị mồ hôi trộm vùng đầu và lưng. Rất nguy hiểm dễ dẫn đến cảm lạnh, mồ hôi hấp thụ ngược gây viêm phổi, viêm phế quản. Lúc này việc các mẹ nên làm là dùng khăn xô mềm lau mồ hôi cho con mình, giúp bé hạ nhiệt.

Không để trẻ sơ sinh mất nước vì mất nước sẽ khiến bé mệt mỏi. Khi trẻ bị mồ hôi trộm nhiều hãy bù nước cho con bằng cách cho bé bú nhiều. Những trẻ trên 6 tháng tuổi có thể bổ sung bằng cách cho bé uống thêm nước.


Ngoài ra, khi bé thức không nên để bé nằm trong phòng quá kín, không có thông gió, sẽ làm nhiệt độ cơ thể bé tăng lên, lúc ngủ chắc chắn sẽ bị mồ hôi trộm. Hãy luôn mở cửa thoáng đãng, lưu thông không khí, mặc áo, tã lót cho bé rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi để bé không bị ngột ngạt khó chịu.

Thực phẩm giúp trẻ không bị mồ hôi trộm

Khi trẻ bị mồ hôi trộm, ngoài việc luôn để trẻ ở phòng thoáng mát, lưu thông không khí cũng như tắm nắng bạn nên bổ xung các thực phẩm có nhiều canxi cho cả mẹ lẫn con như: nước xương nấu, cháo sò hến, cháo đậu, cháo trai, cháo lá dâu, cháo cá quả, cháo gốc hẹ… để trẻ hấp thụ vitamin D, canxi cũng như giúp trẻ giải nhiệt, bớt nóng trong giảm mồ hôi trộm.

Mẹ cũng có thể uống thêm sữa ngoài, ăn các thức ăn như cháo chim, cháo chân giò… để bổ sung các dưỡng chất nhằm tăng sức đề kháng, giúp sữa mẹ có thêm nhiều chất cho trẻ bú hấp thụ được tốt hơn.

Ngoài ra, hãy luôn chơi với bé, hát cho bé nghe, làm dịu bé mỗi khi bé cáu gắt khóc to để bé được an tâm, không sợ hãi bé sẽ ít ra mồ hôi trộm hơn. 

Tóm lại, việc bé ra mồ hôi trộm là điều hoàn toàn bình thường vì tuyến mồ hôi của bé chưa hoàn thiện. Khi trẻ bị mồ hôi trộm, các mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu bé vẫn bú tốt, ăn ngủ và phát triển bình thường. Theo thời gian bé sẽ hết, chỉ cần các mẹ chú ý, khi đêm ngủ hãy sờ lưng, cổ gáy, ngực, trán con nếu có mồ hôi hãy lau ngay thì chắc chắn bé sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh.

+ Xem thêm:

MÁCH MẸ 4 MÓN CHÁO TRỊ MỒ HÔI TRỘM CHO BÉ CỰC HIỆU QUẢ

MẸO CHỮA MỒ HÔI TRỘM CHO BÉ MẸ NÀO CŨNG NÊN BIẾT


Nguồn bài viết: phunu
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: