NHẬT KÝ LẦN ĐẦU LÀM BỐ XÚC ĐỘNG HÀNG NGÀN CƯ DÂN MẠNG

  5071

Có lẽ trong đời, tôi chưa bao giờ sử dụng đôi tay mình một cách nhẹ nhàng như thời khắc ấy. Tôi chạm vào con, đưa mắt nhìn khắp thân thể con, tận hưởng niềm vui bất tận khi thấy hai con lành lặn, đáng yêu.

Nhớ khi cô y tá gọi tên người nhà đang đợi trước phòng mổ, trên tay hai cô là hai bé gái đỏ hỏn. Tôi lao đến sờ nắn các con. Tự dưng tay tôi nhũn ra, mềm theo da thịt các con. 
 

 

Nhớ khi cô y tá gọi tên người nhà đang đợi trước phòng mổ, trên tay hai cô là hai bé gái đỏ hỏn. Tôi lao đến sờ nắn các con. Đôi bàn tay chai sạn, gân guốc của một võ sư vốn quen với những nắm đấm “thép” bỗng khựng lại trước hai sinh linh bé nhỏ đang cựa quậy trong tấm khăn choàng. Tự dưng tay tôi nhũn ra, mềm theo da thịt các con. Có lẽ trong đời, tôi chưa bao giờ sử dụng đôi tay mình một cách nhẹ nhàng như thời khắc ấy. Tôi chạm vào con, đưa mắt nhìn khắp thân thể con, tận hưởng niềm vui bất tận khi thấy hai con lành lặn, đáng yêu. Tôi theo chân các cô y tá đến phòng dưỡng nhi, nơi dành cho các bé sinh non, nhẹ cân.

Hai con tôi, đứa vào phòng số chín, đứa vào phòng mười hai. Cánh cửa phòng khép lại, tôi nhìn con mình qua tấm cửa gương, rồi thở phào. Cô y tá lịch sự nhắc tôi ra ngoài, không quên trấn an tôi rằng các bé sẽ được nhân viên y tế chăm sóc một cách đặc biệt. Tôi quay trở về phòng mổ, nơi vợ tôi vẫn đang ở đó. Đoạn đường chỉ chừng 200m mà tôi... đi lạc, không phải vì không biết đường đi, mà vì mải suy nghĩ về hai thiên thần bé nhỏ.

Một tuần sau sinh, hai con gái tôi khỏe hơn, vợ tôi cũng dần hồi phục. Khi ấy, ba mẹ con mới được đoàn tụ. Nhớ lúc cho con bú mẹ, vợ chồng tôi mỗi người bế mỗi đứa, không thể cho bú lần lượt, vì các bé đòi bú cùng lúc, nếu không sẽ khóc ngặt. Tôi bế con, nhìn con bú chóp chép, đôi khi con lần mãi mới tìm thấy núm vú mẹ mà thương đứt ruột. Nhìn con ngủ triền miên, lồng ngực phập phồng, làn da nhăn nheo vì suy dinh dưỡng, tôi thấy bất an. Tôi xin nghỉ phép để túc trực ở bệnh viện. Ở đây, không ít lần tôi bị các cô y tá la rầy vì mỗi khi bé tắm, tôi hay chạy đến sờ tay vào thau nước. Tôi học cách pha sữa, cho con bú bình, thay tã.

Tự bao giờ, đôi tay tôi trở nên khéo léo hơn, đôi bàn chân cũng ít... đi hơn. Sau này, tôi dành phần cắt tóc, cắt móng tay, đảm trách luôn việc đi chợ sau khi vợ “ra toa”. Đi làm về, trước xe khi thì treo tòng teng mấy hộp sữa, khi thì mấy bịch tã giấy, đồ ăn, thức uống cho cả nhà. Tôi thay đổi bản thân 3600 cũng vì các con. Tôi bỏ thuốc lá, tôi nói năng chừng mực, đi đứng nhẹ nhàng, biết từ chối những cuộc vui bên ngoài, dù chỉ để về ngắm con, nghe con khóc, con cười. Trước đây, tôi là một thanh niên mạnh mẽ, lịch lãm, nay vì “theo” con mà đôi lúc tôi thấy mình có phần xuề xòa với bản thân. Tôi có khi mặc đồ không ủi, nhiều khi trễ hẹn và nhất là dễ mềm lòng hơn trước.

Lần đầu làm cha, tuy còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng các con đã cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị. Các con "dạy" tôi tính nhẫn nại, biết chờ đợi, biết quan tâm. Tôi không khó chịu khi nghe mùi nước tiểu hay mùi nôn ói của trẻ nhỏ như trước. Tôi biết dỗ dành, nựng nịu, yêu chiều con. Tôi chịu khó đọc truyện cổ tích, hay săn lùng mua những đĩa ca nhạc thiếu nhi, đĩa phim hoạt hình. Không ít lần vì quá lo lắng cho con mà tôi lớn tiếng với vợ. Chúng tôi từng bất đồng quan điểm trong giai đoạn đầu chăm con, nhưng rồi mọi việc cũng êm xuôi bởi mỗi người vì con mà biết kìm nén cảm xúc. Lần đầu làm cha, tuy có phần vụng về nhưng tình yêu thương con cái giúp tôi vượt qua tất cả.

+ Xem thêm:

NHẬT KÝ CỦA MẸ BẦU NGHÈO DÀNH CHO CON YÊU

CƯỜI ĐAU CẢ RUỘT VỚI TÂM SỰ NGƯỜI ĐÀN ÔNG LỠ CƯỚI VỢ


Nguồn bài viết: SƯU TẦM
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: