Với trẻ nhũ nhi, điều cha mẹ quan tâm nhiều nhất là vấn đề ăn uống. Lẽ đương nhiên, chế độ dinh dưỡng quyết định sức khỏe của bé, thế nhưng, việc đảm bảo vệ sinh răng miệng cho trẻ cũng quan trọng không kém.
Thông thường, trẻ bắt đầu mọc răng vào khoảng 6 tháng tuổi, gọi là răng sữa. Việc chăm sóc răng miệng cho bé vô cùng quan trọng bởi chính cấu trúc răng là nhân tố quyết định việc hình thành hàm và hình dáng khuôn mặt của bé. Ngoài ra, sự hỗ trợ của hàm răng khỏe sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Nguyên nhân gây ra các vấn đề răng miệng
Các bé thường gặp phải nhiều vấn đề răng miệng khi bắt đầu mọc răng (giai đoạn từ 6 đến 24 tháng) và trong thời gian này, cơ thể cũng như sức khỏe bé sẽ phản ứng rõ rệt với việc mọc răng như:
Sưng lợi. Vì những chiếc răng sữa đang mọc, lợi các bé sẽ bị sưng trong thời kỳ này.
Hiếu động. Chính cảm giác đau nhức ở răng làm cho bé trở nên hiếu động. Bé có thể cắn bất kỳ thứ gì gặp phải.
Mất ngủ. Cơn đau liên tục làm cho bé khó ngủ hoặc không ngủ được, và việc thiếu ngủ là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Sốt cao và tiêu chảy. Mọc răng đôi khi cũng là nguyên nhân làm cho bé sốt cao liên tục trong vài ngày và tiêu chảy.
Cách chăm sóc răng miệng cho bé
Bất kỳ trẻ nào cũng phải trải qua giai đoạn khó khăn này, và điều quan trọng là bố mẹ cần phải chăm sóc đúng cách. Dưới đây là những mẹo nhỏ bố mẹ có thể làm để giúp bé vượt qua các cơn đau.
Dùng nước lạnh. Chính vì sưng lợi nên bé rất khó chịu. Bạn có thể sử dụng khăn mỏng thấm nước lạnh và chà nhẹ vào lợi của bé. Bạn cũng có thể dùng ngón tay chà nhẹ vào nướu của bé, nhưng phải đảm bảo tay của bạn phải sạch.
Vòng cắn mọc răng. Trong giai đoạn mọc răng, bé rất thích cắn. Để đảm bảo bé không bị nhiễm khuẩn đồng thời làm dịu cơn đau cho bé, vòng cắn mọc răng được xem là giải pháp hữu hiệu.
Thuốc. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc cho bé dùng thuốc giảm đau
Kem đánh răng. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kem đánh răng đặc biệt giúp bé giảm cơn đau nướu trong thời kỳ mọc răng. Tuy nhiên trước khi dùng những loại kem này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh bị tác dụng phụ.
Đánh răng. Đánh răng cho bé hai lần một ngày sẽ giúp tiêu diệt những vi khuẩn có thể gây tổn hại cho răng. Các nha sĩ khuyến cáo nên dùng những loại kem đánh răng không chứa flour cho bé.
Thức ăn. Bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống cho bé. Cần bổ sung canxi, giảm lượng đường, và thỉnh thoảng cho bé ăn giặm một ít rau và trái cây.
Kiểm tra răng miệng. Bạn nên thường xuyên cho bé đến kiểm tra răng miệng ở các trung tâm nha khoa. Các nha sĩ sẽ có cách giúp bé làm giảm cơn đau hoặc ngăn ngừa những vấn đề có thể tiếp tục nảy sinh trong thời gian tới.
+ Xem thêm:
CÁCH PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG CHO TRẺ
LỊCH MỌC RĂNG VÀ THAY RĂNG CỦA BÉ TỪ 0-12 TUỔI