Mồ hôi trộm có thể làm bé bị nhiễm lạnh và cảm vì ngấm ngược vào cơ thể. Những bí quyết dưới đây giúp giảm tình trạng mồ hôi trộm hiệu quả.
Tắm nắng cho các bé từ giai đoạn sơ sinh.
Tắm nắng giúp trẻ tự tổng hợp được vitamin D giúp bé tránh còi xương cũng như tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp giảm tình trạng ra mồ hôi trộm do thiếu canxi.
Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ, phòng ngủ nên rộng, thoáng, nên cho trẻ chơi đùa trong bóng râm, luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày và cần bổ sung lượng nước đầy đủ cho trẻ.
Cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát như: Rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam quýt giúp giảm tình trạng ra mồ hôi.
Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn “nóng” như dầu mỡ, thịt bò, tôm cua, cá biển... hoặc các loại trái cây “sinh nhiệt” như mít, sầu riêng, xoài…Các thức ăn này nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa, dễ làm cho cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa hoặc thậm chí nổi mụn ngoài da.
Nếu đã thực hiện các bước trên nhưng bé vẫn ra mồ hôi nhiều khi ngủ, ngủ hay giật mình, quấy khóc… đó là những dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu canxi. Hãy bổ sung canxi cho bé theo dạng uống(theo đơn của bác sĩ), và bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé.
Ngoài ra các mẹ có thể cho bé ăn một số món ăn đặc trị mồ hôi trộm theo dân gian như: Cháo trai lá dâu non, cháo nếp cẩm còn nguyên cám.
Nước lá dâu và rau má khô nấu cho trẻ uống cũng giúp giảm tình trạng ra mồ hôi trộm hiệu quả.
+ Xem thêm:
TRẺ SƠ SINH ĐỔ MỒ HÔI TRỘM KHI NGỦ
VÌ SAO TRẺ EM NGỦ HAY ĐỔ MỒ HÔI?