Bí Quyết Chữa Nghẹt Mũi Cho Bé

  7069

Để cải thiện tình hình ngạt mũi cho trẻ ngay lập tức mỗi khi trẻ ngạt mũi, các mẹ có thể sử dụng một trong những cách sau đây:

Đối với trẻ, mỗi khi thời tiết thay đổi hay thường xuyên lạnh kéo dài trẻ thường gặp phải triệu chứng nghẹt và sổ mũi, cản trở rất nhiều đến sinh hoạt và ăn uống của trẻ.

Để các mẹ có thể cải thiện tình hình ngạt mũi cho trẻ ngay lập tức mỗi khi trẻ ngạt mũi, các mẹ có thể sử dụng một trong những cách sau đây:

1. Dùng túi xông, xông mũi cho trẻ:

Với biện pháp này, các mẹ có thể tới các hiệu thuốc mau gói lá xông được bán sẵn về cho bé sử dụng. Túi lá xông có cấu tạo nhỏ gọn rất dễ sử dụng. Các mẹ chỉ cần cho túi lá xông vào một túi nhỏ đeo trước ngực trẻ, gần với vị trí mũi nhất để bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể được xông mũi bởi các vị thuốc trong túi xông đó. Nếu khi bé ngủ, các mẹ hãy đặt các túi xông (nhiều nhất là 2 túi) xuống dưới gối, như vậy, ngay cả khi ngủ, trẻ sẽ được xông mũi và việc thở sẽ không còn khó khăn.
Với trẻ bị ngạt mũi, các mẹ thường sử dụng một dung dịch rất phổ biến để giúp trẻ vệ sinh mũi đó là nước muối sinh lí

2. Sử dụng tinh dầu bạc hà để thông mũi cho trẻ

Với trẻ bị ngạt mũi, các mẹ thường sử dụng một dung dịch rất phổ biến để giúp trẻ vệ sinh mũi đó là nước muối sinh lí. Để tác dụng của dạng dược phẩm này công hiệu nhất, các mẹ hãy nhỏ vào lọ nước muối sinh lí khi trẻ đi ngủ. Hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào khu vực giường ngủ của bé như: giường, chăn, gối, quần áo… Công dụng của tinh dầu bạc hà sẽ làm trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên các mẹ không nên quá lạm dụng vì nếu sử dụng tinh dầu bạc hà trẻ có thể sẽ bị bỏng.

3. Kê gối ngủ cho trẻ cao hơn ngày thường và day cánh mũi cho trẻ khi trẻ ngủ


Khi trẻ bị ngạt mũi, nếu các mẹ vẫn với thói quen để trẻ gối của trẻ thấp, trẻ càng gặp khó khăn hơn khi thở. Vì vậy để dễ dàng hơn cho trẻ, các mẹ hãy kê gối ngủ cho trẻ cao hơn bình thường. Khi trẻ ngủ, các mẹ hãy dùng hai mu bàn tay day nơi 2 cánh mũi cho trẻ, như vậy trẻ sẽ dễ thở hơn.
Ngoài ra để các mẹ giúp trẻ ngăn chặn và phòng tránh ngạt mũi trước khi trẻ rơi tình trạng khò khè khó chịu và viêm mũi. Các mẹ hãy thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lí. Tránh để trẻ sụt sịt và giữ nước mũi trong mũi, các mẹ có thể giúp trẻ hút mũi bằng những dụng cụ có bán sẵn tại các cửa hàng thuốc.

+ Xem thêm:

MẸO GIÚP BÉ KHÔNG BỊ SỐT KHI MỌC RĂNG

LƯU Ý KHI CHĂM TRẺ SƠ SINH MẸ NÊN NHỚ


Nguồn bài viết: webgiadinh
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: