5 Thói Quen Tai Hại Của Mẹ Khiến Bé Dễ Bị Điếc

  2639

Rất nhiều trẻ không bị điếc bẩm sinh nhưng lại bị điếc do thói quen của mẹ trong việc chăm sóc trẻ hàng ngày. Vậy đó là những thói quen gì?

Rất nhiều trẻ không bị điếc bẩm sinh nhưng lại bị điếc do thói quen của mẹ trong việc chăm sóc trẻ hàng ngày. Vậy đó là những thói quen gì?

1. Véo má trẻ

Véo má cũng khiến con có nguy cơ điếc tai

Trẻ sơ sinh rất dễ thương và có hai má phúng phính. Đây là điều ai cũng yêu và muốn bẹo má con một cái cho "bõ ghét". Tuy nhiên, ít mẹ biết rằng, việc véo má con thường xuyên với tần suất nhiều và mạnh có thể khiến con có nguy cơ bị điếc rất cao. Vì trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, các chức năng cơ quan còn non yếu rất dễ bị tổn thương. Đặc biệt, khi vẹo má sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển tai, gây tổn thương ống tai, có thể dẫn tới thủng màng nhĩ non nớt của trẻ.

2. Vừa bú nằm vừa bú bình

Đây là thói quen của rất nhiều mẹ khi cho con bú sữa bình. Hầu hết các mẹ đều cho trẻ bú nằm, đặc biệt khi con "ngà ngà" buồn ngủ hoặc cho bú sữa giữa cữ đêm. Việc bú nằm sẽ nhàn cho mẹ nhưng cực hại cho con, vì khi bú bình nằm, sữa có thể vô tình chảy vào ống tai và gây viêm ống tai, gây viêm tai giữa và dẫn tới điếc nếu điều trị không kịp thời.

Vì vậy, với trẻ bú bình mẹ, nếu mẹ cho bé bú nằm thì nên kê cao gối cho trẻ để tránh sữa tràn vào tai.

3. Trẻ xì mũi quá mạnh

Trẻ xì mũi quá mạnh khiến tai cũng bị ảnh hưởng

Việc để trẻ xì mũi sai cách và quá mạnh có nguy cơ gây ù tai, viêm tai giữa và gây điếc tai rất cao. Hầu hết, cha mẹ đều không dạy trẻ xì mũi đúng cách, thường để con xì theo bản năng. Trong khi đó, trẻ nhỏ chưa hiểu chuyện, nói "xì mũi" thì sẽ xì thật nhanh và mạnh, thậm chí không xì hết nước mũi ra mà còn nuốt chúng.

Khi dạy trẻ xì mũi, cha mẹ nên dạy trẻ xì từng bên nhẹ nhàng, bên còn lại dùng tay bịt lỗ mũi lại. Như vậy, nước mũi dễ dàng ra ngoài mà không ảnh hưởng tới tai.

4. Ngoái tai cho trẻ quá nhiều

Sợ con bị bẩn tai là thói quen của nhiều mẹ dẫn tới việc thường xuyên lấy ráy tai của trẻ. Thực ra, trong quá trình phát triển và hoàn thiện ống tai, ráy tai của trẻ sẽ tự động được đẩy ra ngoài. Trừ một số trường hợp ráy tai sẽ không được đẩy ra ngoài, bám chặt vào ống tai thì bạn mới lấy ráy tai cho trẻ.

Thông thường, nếu bạn tự lấy ráy tai cho trẻ chỉ nên lấy ở những vị trí bạn có thể nhìn thấy. Không nên cố gắng đưa tăm bông sâu vào tai vì có thể vô tình đẩy ráy tai vào sâu hơn, đưa vi khuẩn vào tai, làm trầy xước ống tai, chọc vào màng nhĩ... Tất cả những điều này đều có nguy cơ gây điếc tai cho trẻ.

5. Cho trẻ nghe nhạc sai cách

Thính giác trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh, vì vậy, việc mẹ cho trẻ nghe sai cách cũng có thể gây ảnh hưởng tới thính giác của con. Ví dụ như nhiều mẹ mở nhạc quá lớn hoặc cho con đến những nơi mở nhạc ổn ào như tiệc, hát karaoke chẳng hạn. Hay như khi trẻ còn trong bụng mẹ, mẹ cho con nghẹ nhạc như áp tai nghe vào bụng trẻ, mở loa quá lớn cũng có thể ảnh hưởng tới thính giác của con.

Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ nghe nhạc 30 phút/ngày, âm lượng vừa phải, tốt nhất nghe bằng loa ngoài, hạn chế nghe nhạc ồn ào nơi đông người để bảo vệ thính giác của con.

+ Xem thêm:

Sai Lầm Khi Sử Dụng Bông Ráy Tai Hàng Ngày Cho Trẻ Sơ Sinh

Để Lấy Ráy Tai An Toàn Cho Bé Mẹ Cần Lưu Ý Những Điều Sau

Có Nên Lấy Ráy Tai Cho Bé


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: