Sai Lầm Khi Sơ Cứu Cho Trẻ Mà Người Lớn Hay Mắc Phải

  3031

Dưới đây là 6 sai lầm cần tránh mà Bác sĩ Clare Morrison, Chuyên gia tư vấn sức khỏe của trang sức khỏe trực tuyến Medexpress đã chỉ ra:

Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi sơ cứu cho trẻ nhỏ, bố mẹ cần nắm rõ để tránh gây nguy hiểm cho con.

Đối với trẻ nhỏ môi trường xung quanh luôn ẩn chứa nhiều hiểm họa. Vì vậy, nắm vững một số cách sơ cứu cho trẻ khi găp phải tai nạn là kiến thức cần thiết đối với tất cả các bậc cha mẹ. Dưới đây là 6 sai lầm sơ cứu mà bố mẹ cần nắm rõ để tránh gây nguy hiểm cho con.

Theo Trung tâm Phòng chống tai nạn xã hội Hoàng gia Anh (ROSPA) cho biết, mỗi năm có trên 2 triệu trẻ em dưới 15 tuổi gặp tai nạn ngay tại nhà. Điều này đòi hỏi bố mẹ cần trang bị kiến thức sơ cứu cần thiết cho con.

Dưới đây là 6 sai lầm cần tránh mà Bác sĩ Clare Morrison, Chuyên gia tư vấn sức khỏe của trang sức khỏe trực tuyến Medexpress đã chỉ ra:

1. Chườm đá lạnh hoặc bôi mỡ lên vết bỏng

Theo các nhà nghiên cứu, khi bị bỏng, nước ấm sẽ giúp da phục hồi tốt hơn thay vì đá lạnh. Bác sĩ Morrison cho biết: “Nước đá có thể gây tổn thương mô tại vết bỏng. Tốt nhất là băng bó vết bỏng bằng khăn sạch, đảm bảo bệnh nhân được sơ cứu càng sớm càng tốt để tránh nhiễm trùng vết thương”. Thay vào đó, chỉ nên dùng nước sạch (tốt nhất là nước đun sôi để nguội) ngâm vùng bỏng từ 20 - 30 phút.

Ngâm vết bỏng vào nước sạch thay vì sử dụng đá lạnh (Ảnh minh họa)

Cũng cần lưu ý bỏ ngay sai lầm bôi mỡ lên vết bỏng. Tuyệt đối không làm điều này vì mỡ sẽ làm chậm quá trình giải tỏa nhiệt trên da, khiến da bị tổn thương nặng hơn.

2. Chườm nóng khi bị sưng bầm

Nhiều người lầm tưởng rằng khi bị bong gân hoặc sưng tấy thì có thể chườm khăn ấm hoặc nước ấm để giảm sưng tấy. Tuy nhiên đây lại là cách sơ cứu sai lầm vì nhiệt sẽ làm tăng lưu lượng máu và vết thương trở nên tồi tệ hơn.

Theo lời khuyên của bác sĩ, sau 2,3 ngày bị thương bạn mới nên sử dụng đá lạnh bọc trong một chiếc khăn để chườm lên vết sưng, mỗi lần từ 10 - 15 phút.

3. Ngả đầu về sau khi chảy máu cam

Ngả đầu về phía sau khi trẻ bị chảy máu cam có thể khiến máu chảy xuống cổ họng, dẫn đến cảm giác buồn nôn. Trong tình huống này, cách xử lý đúng là nghiêng đầu về phía trước và thở bằng miệng.

Nghiêng đầu về phía trước và cho con thở bằng miệng khi bị chảy máu cam (Ảnh minh họa)

4. Di chuyển cơ thể sau tai nạn

Nếu có tai nạn xảy ra với con, đặc biệt liên quan đến chấn thương xương khớp hay va đập mạnh thì không nên dịch chuyển cơ thể của bé. Lý do là vì các bộ phận cơ thể lúc này đã bị tổn thương và dễ gây hậu quả nghiêm trọng nếu bị tác động thêm lực, chẳng hạn như cột sống. Điều bố mẹ cần làm trước tiên là kiểm tra nhịp thở của con. “Nếu bé bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở và có thể thực hiện nghiêng đầu hoặc nâng cằm”, bác sĩ Morrison cho biết.

Ngay lập tức kiểm tra nhịp thở của con và không dịch chuyển cơ thể để tránh gây ra tổn thương nghiêm trọng (Ảnh minh họa).

5. Gục đầu vào hai đầu gối khi bị choáng

Theo bác sĩ Morrison, đây là cách sơ cứu không chính xác và không nên thực hiện. Thay vào đó, hãy đặt con nằm xuống và nâng chân lên. Như vậy sẽ giúp điều hòa lưu máu thông đến não.

6. Đi tiểu lên vết sứa đốt để giảm đau

Biện pháp sơ cứu này có thể xem là sai lầm tệ hại nhất trong tất cả biện pháp vừa nêu. Trên thực tế, nước tiểu dính vào càng khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ khuyên bố mẹ cần nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển cho con để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt (không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng vì sẽ làm tổn thương nặng hơn). Loại bỏ các xúc tu hay phần cơ thể của vật cắn, sau đó chà xát để lấy hết gai sứa ra khỏi vết thương, dùng vật có cạnh như thìa, vỏ sò, dao...

4 Cách Sơ Cứu Quan Trọng Có Thể Cứu Mạng Trẻ Trong Trường Hợp Khẩn Cấp

Cách Sơ Cứu Bé Bị Sặc Sữa Mẹ Nào Mới Sinh Con Cũng Cần Phải Biết

Hướng Dẫn Sơ Cứu Khi Trẻ Bị Hóc Nghẹn Dị Vật Tắt Nghẽn Đường Thở


Nguồn bài viết: afamily
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: