5 Sai Lầm Của Cha Mẹ, Khiến Con Bớt Thông Minh

  17415

Trẻ con thông minh phần ít do gen, phần nhiều do nuôi dạy. Nhiều cha mẹ mong mỏi con thông minh nhưng hành động vô tình đi ngược lại.

Muốn con thông minh, giỏi giang, thành đạt là mong muốn của tất cả các bậc phụ huynh. Nhiều mẹ đã phải lập danh sách dài những thực phẩm, hoạt động, lớp học để giúp con hơn người. Tuy nhiên, các mẹ không nhận ra rằng, đôi khi chính bố mẹ là những người hạn chế trí tuệ của trẻ nhỏ bởi các cách nuôi và dạy con sai lầm. Vì vậy, muốn con thông minh, bố mẹ cần tránh những việc dưới đây.

1. Cho rằng ít nói chuyện, ít tiếp xúc với bên ngoài sẽ tốt

Trong não có khu vực não thùy của ngôn ngữ, thường xuyên nói chuyện cũng sẽ thúc đẩy chức năng não tập luyện và phát triển. Trẻ thích nói nhiều và nội dung câu chuyện phong phú sẽ có khả năng logic và triết lý mạnh mẽ. Trẻ kín đáo, trầm lặng ít nói, không hay cười đùa sẽ hạn chế nhất định sự thông minh.

Nói chuyện hằng ngày là một cách tốt giúp bé phát triển tư duy và nhận thức. Thông qua những cuộc trò chuyện giữa bố mẹ và con cái không chỉ giúp tình cảm gia đình thêm đầm ấm, mà còn khiến cha mẹ hiểu hơn về lối nghĩ của con. Việc hạn chế con nói chuyện sẽ khiến trẻ dễ lâm vào trạng thái trầm cảm, sống khép kín, điều này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và trí tuệ của trẻ.

Nhiều mẹ còn có tư tưởng bao bọc con, sợ con dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu bên ngoài nên hạn chế cho con tham gia các hoạt động xã hội. Việc này cũng là khuyên nhân giảm độ nhanh nhạy hay tính lanh lợi, khả năng tư duy sáng tạo của trẻ.

2. Cho bé tiếp xúc với đồ công nghệ quá sớm

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, việc trẻ con còn rất nhỏ đã tiếp xúc với các thiết bị số như smartphone, ipad, laptop không còn là chuyện hiếm. Nhiều phụ huynh vẫn biết, thiết bị công nghệ cao luôn có hai mặt lợi và hại, nhưng họ lại không quan tâm đến tác hại của việc cho trẻ sử dụng đồ công nghệ.

Việc cho trẻ tiếp xúc với “đồ chơi công nghệ” quá sớm và quá nhiều sẽ làm giảm sự hứng thú với thế giới thật bên ngoài. Thay vì chạy nhảy, vui chơi, tò mò khám phá với mọi vật xung quanh, với công nghệ, bé chỉ việc ngồi hàng giờ trước màn hình và giải trí. Điều này khiến trẻ dễ bị suy giảm trí lực, khả năng ngôn ngữ và sự giao tiếp bình thường cũng theo đó mà ảnh hưởng.

Hơn nữa, các thiết bị về kỹ thuật điện tử, dù là điện thoại hay máy tính, ti vi đều phát ra sóng điện từ rất nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là trí não của trẻ. Không những thế, việc phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ khiến cho óc tưởng tượng của trẻ không được phát huy.

Việc trẻ không thích động não sẽ thúc đẩy não bộ suy giảm, khiến trẻ trở nên kém thông minh. Suy nghĩ là phương pháp tốt nhất để luyện tập não. Chỉ có vận động não nhiều, trẻ mới trở nên thông minh được. Nếu như trẻ không chịu động não trẻ thông minh cũng trở nên ngốc nghếch.

Các thiết bị về kỹ thuật điện tử, dù là điện thoại hay máy tính, ti vi đều phát ra sóng điện từ rất nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là trí não của trẻ (Ảnh minh họa)

3. Không chú ý đến giấc ngủ của trẻ

Các mẹ cần biết rằng, buổi sáng là thời điểm con vui vẻ, tỉnh táo, khỏe khoắn nhất so với các thời điểm khác trong ngày. Muốn được như vậy, mẹ cần phải đảm bảo cho bé một giấc ngủ đủ, ngon và liền mạch vào đêm hôm trước.

Đối với trẻ em, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng. Vì nó giúp trẻ phát triển chiều cao, khoẻ mạnh và có được một trí não minh mẫn. Các bé sơ sinh ngủ từ 16 – 17 tiếng một ngày. Khi các con càng lớn, thời gian ngủ càng giảm xuống. Đến khi con tròn 3 tuổi, con sẽ ngủ khoảng 11 -12 tiếng một ngày. Đến 6 tuổi, con ngủ khoảng 10 tiếng/ngày và khi con từ 12 tuổi trở lên, con sẽ ngủ khoảng 9 tiếng.

Bố mẹ cần lưu ý về giấc ngủ của con, tránh để con ngủ quá nhiều hoặc quá ít. Ngủ đủ và sâu giấc còn giúp con tăng cường hệ miễn dịch, tinh thần thoải và vui tươi, tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.

4. Cho trẻ ăn quá nhiều chất béo và đường

Theo một nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học người Anh, trẻ em dưới 3 tuổi ăn nhiều đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, snack, bánh quy, pizza,… có thể kém thông minh hơn khi lớn lên so với những trẻ em cùng tuổi khác.

Hầu hết các nhóc không thể nào cưỡng lại được sự hấp dẫn ngọt ngào của những viên kẹo. Tuy nhiên, việc cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt là một trong những thói quen không tốt cho sức khỏe của trẻ. Đồ ngọt rất dễ làm tổn hại đến khẩu vị, giảm sự ham muốn thèm ăn những loại thức ăn khác của trẻ. Khi trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt thường có trí tuệ thấp, điều này là do sự phát triển của não hấp thụ các chất protein và vitamin trong thức ăn đầy đủ. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển trí não của trẻ.

Vì vậy, để hạn chế bệnh tật và thúc đẩy trí thông minh của trẻ, mẹ không nên "tích trữ" quá nhiều bánh kẹo hay thực phẩm có nhiều đường trong nhà. Thay vào đó, hãy để những loại trái cây hoặc nước ép dinh dưỡng để cung cấp vitamin cho con.

5. Hạn chế sự sáng tạo của trẻ

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen ép buộc, cấm đoán con cái, luôn muốn con đi theo một khuôn mẫu nhất định mà mình đã định ra. Chính vì điều đó, bố mẹ đã vô tình cướp đi khả năng sáng tạo của trẻ, biến con thành một đứa trẻ thụ động.

Nhiều mẹ hạn chế cho con tiếp xúc với những món đồ chơi giúp trẻ phát triển óc tư duy và khả năng sáng tạo như bột màu nước, đất nặn...vì lo con bị bẩn. Các mẹ cần biết rằng, đôi khi để trẻ nghịch bẩn cũng là cách thúc đẩy trí tuệ.

+ Xem thêm:

TIPS 11 CÁCH GIÚP BÉ THÔNG MINH TỪ KHI LỌT LÒNG

DẠY CON THÔNG MINH NHƯ NGƯỜI NHẬT


Nguồn bài viết: Khám Phá
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: