Biểu hiện của trẻ bị sặc sữa
Khi bị sặc sữa, trẻ thường sẽ có những biểu hiện đặc trưng như sau:
– Ngừng ăn và ho sặc sụa
– Cơ thể tím tái, đặc biệt là mặt
– Trẻ khó thở, thở dốc, thở gấp
– Hai mắt trợn ngược
– Đối với những trường hợp nặng trẻ có thể bị ngừng thở và dẫn đến tử vong.
Cách sơ cứu trẻ bị sặc sữa
Khi trẻ bị sặc sữa, cách sơ cứu sẽ có những sự khác biệt giữa những trẻ ở độ tuổi nhỏ và những trẻ đã lớn:
– Đối với trẻ nhỏ: Đặt trẻ nằm sấp trên cẳng tay của bạn, hơi chúc đầu của trẻ xuống phía dưới, sau đó vỗ nhẹ từ 5 -7 cái lên lưng của trẻ để tống dị vật đang mắc ở cổ họng của trẻ ra ngoài. Nếu vẫn không hiệu quả thì xoay mặt bé về cánh tay kia của bạn, kiểm tra xem trong miệng bé có dị vật hay không, nếu có lập tức dùng một ngón tay móc dị vật ra ngoài. Lưu ý không chọc quá sâu vào trong cổ họng của trẻ tránh gây ra tổn thương. Trong vẫn không lấy được dị vật ra, hãy đặt bé nằm nguyên ở tư thế đó, dùng hai ngón tay đặt lên phần nửa dưới xương ức của trẻ và ấn mạnh xuống khoảng 3 giây một lần. Cách này sẽ tạo ra cơn ho nhân tạo để tống dị vật ra ngoài. Nếu đã áp dụng tất cả các cách trên mà vẫn không hiệu quả, bạn hãy đặt trẻ nằm ngửa, đặt hai ngón tay lên phần phía dưới của xương ức ấn 5 lần liên tiếp. Sau đó, lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra, thăm khám.
Không cho trẻ bú khi đang quấy khóc
– Đối với trẻ lớn: Đặt trẻ nằm ngửa, dùng tay ấn thật nhanh và mạnh vào khu vực giữa xương ức và xương sườn của trẻ hoặc có thể đặt trẻ khum người về phía trước, dùng tay vỗ mạnh vào lưng (khu vực giữa hai bả vai) để dị vật được đẩy ra ngoài.
Phòng tránh sặc sữa cho trẻ
Để tránh sặc sữa xảy ra, các ông bố, bà mẹ nên đặc biệt lưu ý những điểm sau:
– Không cho trẻ bú khi trẻ đang quấy khóc, chơi đùa hay buồn ngủ.
– Không nên vừa nằm, vừa cho con bú.
– Trong trường hợp sữa mẹ về quá nhiều, trẻ không kịp ăn, bà mẹ hãy dùng hai ngón tay kẹp thật chặt núm vú lại để giảm lượng sữa xuống, rồi mới bú tiếp.
– Đối với trẻ bú bình, nên để núm vú cao su to vừa phải để đảm bảo lượng sữa không ra quá nhiều khi trẻ đang ăn.
– Khi trẻ bú xong, dùng tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ ợ hơi và giảm trớ sữa.
– Đối với những trẻ đã ăn được cơm, cháo: cần làm nhỏ thức ăn, hạn chế cho trẻ ăn các loại hạt bởi chúng có thể bị mắc ở cổ họng và làm trẻ bị hóc, trớ, nôn.
+ Xem thêm:
BÍ QUYẾT PHÒNG TRÁNH CON BỊ SẶC SỮA
MINH HỌA CÁCH SƠ CỨU KHI TRẺ BỊ HÓC DỊ VẬT, HÓC NGHẸN