Nguyên Nhân và Cách Chữa Khi Bé Bị Chân Vòng Kiềng ?

  16565

Bé bị vòng kiềng khi đi, người lắc lư, chân quàng sang hai bên khiến cho dáng đi rất xấu. Vậy cách chữa vòng kiềng cho bé như thế nào hiệu quả.

Các bố mẹ khi chăm sóc con nhỏ vẫn thường nhắc nhau “không bế cắp nách” để tránh tật vòng kiềng cho bé. Bởi vì, bé bị vòng kiềng khi đi, người lắc lư, chân quàng sang hai bên khiến cho dáng đi rất xấu. Đặc biệt, các bé gái bị vòng kiềng, khi lớn sẽ thiệt thòi hơn các bạn vì chân vòng kiềng hạn chế vẻ đẹp hình thể của người con gái. Vậy làm thế nào để tránh vòng kiềng cho đôi chân của bé? Nguyên nhân gây nên hiện tượng vòng kiềng do đâu?

1/ Chân vòng kiềng là gì?

– Ờ người bình thường, khi đứng hai chân sẽ thẳng khít song song, hai đầu gối và hai mắt cá bên trong đều sát khít nhau.

– Chân vòng kiềng: Khi đứng thắng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, cách khoảng 1,5cm. Hoặc khớp gối bình thường nhưng cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa > 1,5 cm .

2/ Vì sao bé lại bị chân vòng kiềng?

– Thiếu Vitamin D là nguyên nhân hay gặp nhất. Việc thiếu vitamin D sẽ khiến cho việc hấp thu canxi ở bé trở nên khó khăn, khi cơ thể không hấp thụ đủ canxi thì bộ xương của bé sẽ phát triển yếu, không chịu nổi trọng lượng cơ thể dễ gây nên biến dạng xương (vòng kiềng, vẹo cột sống…)

– Bố mẹ tập cho bé đứng quá sớm: Từ 7 – 9 tháng tuổi, bé chi mới có khả năng chập chững bám vịn vào thành ghế, bàn hoặc bám vào tường để đứng, bố mẹ không nên vì quá vui mừng hoặc muốn con nhanh biết đi mà bồng bế, ép bé tập đừng thường xuyên. Vì như thế, bé thường phải gồng người hoặc nhón chân để đứng theo tư thế bế “ép” của bố mẹ, bàn chân không đặt thẳng với trục đi của chi dưới. Chưa kể, trong thời gian này xương chân của bé vẫn còn non yếu, chưa đủ sức để nâng đỡ toàn bộ cơ thể của bé trong thời gian dài, nên ống chân dễ bị tác động xấu bởi trọng lượng và dễ gây vòng kiềng.

– Do tư thế bồng bế sai trong thời gian dài: Cặp bé bên hông hoặc trước ngực cho chân quặp vào bụng trong thời gian dài. Do thói quen nhiều nơi thường xuyên địu bé trên lưng. Việc cho bé dùng xe tập đi từ sớm (trước 9 tháng tuổi) cũng có nguy cơ khiến bé bị chứng chân vòng kiềng do bé thường nhón chân vì phải bơi trong chiếc xe tập đi kéo dài.

– Do bé bị béo phì, cân nặng của cơ thể vượt mức chịu đựng của bộ xương dẫn đến các biến dạng không mong muốn.

3/ Cách chữa chân vòng kiềng của bé như thế nào?

-Phần lớn, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Điều đó được gọi là cong chân sinh lý không cần tác động gì, đến khi bé 1 tuổi, chân bé sẽ tự thẳng. Bởi khi đó bé vận động và đi nhiều, nên xương tự điều chỉnh.

– Nếu trên 1 tuổi (từ 14-15 tháng) bé vẫn bị chân vòng kiềng thì mới cần can thiệp. Khi ở mức độ nhẹ, có thể buổi tối khi đi ngủ bố mẹ dùng vải cuốn buộc hai chân bé lại với nhau, sáng sớm cởi bỏ ra, bố mẹ không tự cuốn mà phải có sự hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

– Phương pháp chữa trị chính cho bệnh vòng kiềng bẩm sinh hiện là nẹp – bó bột và phẫu thuật sắp lại xương. Tuy nhiên, chỉ khi nào phương pháp bó chân không có kết quả thì các bác sĩ mới can thiệp bằng phẫu thuật.

4/ Phòng chứng chân vòng kiềng cho con:

– Nên cho con bú sữa mẹ đến 24 tháng hoặc ít nhất 6 tháng đầu đời: Vì trong sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng, vitamin rất tốt cho sự phát triển xương của bé, vì vậy cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất sáu tháng đầu.

– Khi bé đến tuổi ăn dặm, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cung cấp đủ lượng calci và vitamin D cần thiết từ các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng… cho bé.

– Không cho bé tập đi sớm, thời gian thích hợp để tập đi cho con là khi bé ngoài 9 tháng. Sau 9 tháng, nếu có nhu cầu thực sự thì bố mẹ mới nên cho con ngồi xe tập. Cần tránh việc tập đi cho bé bằng phương pháp đỡ 2 nách dìu con đi từng bước.

– Với những bé trên 2 tuổi, bố mẹ có thể tập cho con khỏi dáng đi vòng kiềng bằng cách khuyến khích bé thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng như vươn vai, chống tay lên hông, nhảy theo nhạc…Qua đó, bố mẹ có thể tạo thói quen giữ thẳng vai, lưng, hông cho con và giúp đôi chân bé săn chắc hơn.

+ Xem thêm:

5 TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CHO BÉ CHƠI TRONG NHÀ KHÔNG TỐN MỘT XU

LƯU Ý VỀ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO BÉ MẸ NÊN BIẾT


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: