Người Lớn Mới Cần Phải Cai Nghiện Smartphone Không Phải Trẻ Con

  2938

Chiếc smartphone bây giờ còn lợi hại gấp bội khi người ta có mọi tiện ích cần thiết thì thời gian giao tiếp giữa mọi người còn bị cạnh tranh dữ dội hơn.

Chiếc smartphone bây giờ còn lợi hại gấp bội khi người ta có mọi tiện ích cần thiết thì thời gian giao tiếp giữa mọi người còn bị cạnh tranh dữ dội hơn. 

1. 

Tết Trung thu, bà chủ cũng tranh thủ cho con đi chơi phố cổ. Cũng tưng bừng đèn lồng, mặt nạ phố Hàng Mã, xem múa lân rồi đi ăn uống. Và tất nhiên, những hình ảnh chơi Trung thu của con đều được “cập nhật” trên Facebook bà chủ. Chẳng riêng gì bà, hậu Trung thu, trên Facebook dày đặc hình ảnh khoe con của các mẹ.

Nhưng bà giật mình nhận ra rằng, thời gian cho con chơi Trung thu ít hơn nhiều thời gian bà chủ bỏ ra để theo dõi những dư âm của nó trên Facebook.

Là người đam mê các chương trình giải trí trên truyền hình, bà hiểu ngay cả một chiếc ti vi cũ kỹ cũng có thể làm gián đoạn cuộc trò chuyện giữa bố mẹ và các con. Mỗi cuộc trò chuyện của cha mẹ và con cái trở nên ngắn và chóng vánh hơn khi có tiếng ồn ào hấp dẫn từ chiếc ti vi bên cạnh. 

Chiếc smartphone bây giờ còn lợi hại gấp bội khi người ta có mọi tiện ích cần thiết thì thời gian giao tiếp giữa mọi người còn bị cạnh tranh dữ dội hơn.

Bà chủ không nghiện Facebook, nhưng cũng đã từng rơi vào trạng thái bứt rứt, khó chịu nếu không được vào Facebook, lo lắng khi điện thoại sắp hết pin. Không ít lần rơi vào trạng thái buồn vu vơ, cứ ra vào Facebook để mong chờ một thông báo (notification) nào đó. 

Nguy hiểm hơn là thói quen vào Facebook cập nhật tình hình mọi lúc mọi nơi, kể cả lúc ăn uống, tụ tập bạn bè, lúc ở nhà với con, cả lúc nấu ăn dọn cơm cho chồng con cũng tranh thủ check in...

Không hiếm những cuộc nói chuyện, "chém gió" với đồng nghiệp trên cơ quan rồi cũng kéo sang đề tài Facebook. 

2. 

Không phải sau mấy tấm ảnh chụp Trung thu, bà chủ mới nhận ra Facebook, smartphone đang âm thầm len lỏi vào cuộc sống không chỉ của gia đình bà, đứng giữa cuộc giao tiếp giữa các thành viên. Bà thấy điều này ở bất kỳ nơi nào, như trong quán ăn, một đứa trẻ đang say mê sử dụng tablet, còn bố mẹ chúng cũng đang dán mắt vào màn hình smartphone.

Smartphone là một phần tất yếu của cuộc sống hiện nay, điều này không đáng lo ngại nếu nó không chiếm hết khoảng thời gian mà các thành viên gia đình đáng lẽ phải dành cho nhau. Nếu các bữa ăn không hề bị gián đoạn, ngồi với nhau nhưng mỗi người lại đang theo đuổi một câu chuyện khác; nếu không khí gia đình không bị rời rạc và xa cách.

Bà biết, không ít gia đình sau giờ cơm tối, mỗi người tự giải trí với thiết bị riêng như smartphone, máy tính bảng, laptop. Không có sự trò chuyện giữa bố mẹ và con cái, thậm chí giữa những cặp vợ chồng. Tất nhiên, nạn nhân lớn nhất là những đứa trẻ, chúng bị cô lập với bố mẹ một cách tự nguyện, thích thú và chúng cũng ít giao tiếp với môi trường xung quanh hơn.

Với những người thụ động, chiếc điện thoại “thông minh” âm thầm chia cách họ với gia đình. Nhưng với bà chủ, nhất định không như vậy, sẽ dễ dàng thôi, bà sẽ bỏ chiếc smartphone ra ngay khi có thể hoặc chỉ việc tắt nó đi. Còn bọn trẻ, chúng chưa thể tự mua điện thoại được, nếu bố mẹ không cho.

+ Xem thêm:

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CAI NGHIỆN SMARTPHONE CHO CON

7 CÁCH TÁCH BÉ RA KHỎI ĐỒ CHƠI CÔNG NGHỆ


Nguồn bài viết: vanhoa
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: