Đây là những kinh nghiệm trị cứt trâu rất hay ho và hiệu quả, lại dễ dàng thực hiện. Các mẹ trên WTT có nhiều mẹo vặt chăm sóc con, bạn hãy thử áp dụng một trong những mẹo sau nhé!
Kinh nghiệm nhỏ của mình là các mẹ đừng quá nôn nóng muốn đầu con phải sạch ngay mà hãy làm từ từ. Hàng ngày đều cố gắng gội đầu cho bé với dầu gội. Trước khi gội đầu nên bôi dầu Baby oil cho con (khoảng 2-3tiếng), sau đó gội cùng với dầu gội.
Mẹ Ớt cay: Ớt nhà mình hồi 4 tháng cũng bị cứt trâu, mình đọc sách nuôi dạy con thấy có hướng dẫn dùng Vaseline bôi là khỏi. Thế là mình đã lấy hộpVaseline(loại tròn, mỏng, hộp mầu ghi mà các bà bán hàng nói là hàng của Nga) bôi lên đầu của bé và để khoảng 2 tiếng. Sau đó lấy tay xoa nhẹ, lớp cứt trâu bong ra, cứ thế khoảng 2- 3 ngày là khỏi hẳn đấy.
Mẹ Yttikoob: Những mẹ có con bị cứt trâu hãy thử áp dụng kinh nghiện trị cứt trâu của ông nội nhà Chíp xem nhé: Pha nước chè mạn thật đặc rồi dùng khăn xô thấm nước chè đó vào chỗ cứt trâu trên đầu bé. Tất nhiên các mẹ nên chấm nhẹ thôi và làm nhiều lần. Thậm chí nếu cần thiết, các mẹ có thể đắp cả khăn thấm nước chè lên đầu bé. Làm biện pháp này liên tục trong một thời gian sẽ hết cứt trâu trên đầu bé đấy. Tuy nhiên trong thời gian điều trị, các mẹ hạn chế việc gội đầu cho bé bằng shampoo nhé.
Mẹ Lechua: Chua nhà mình lúc mấy tháng cũng nhiều cứt trâu lắm. May mắn là mẹ cháu được bà hàng xóm mách cho là trước khi tắm cho bé lấy một ít nước cốt quả chanh bôi lên chỗ cứt trâu, đợi khoảng 15 phút cho nó bở ra rồi gội đầu cho bé. Khi gội đầu chỉ cần lấy khăn mềm xoa nhẹ là cứt trâu sẽ tự bong ra hết. Mình làm cách này thấy hiệu quả lắm, các mẹ khác thử xem nhé!
Giadinhmuathu: Xin chia sẽ cùng các mẹ về vụ cứt trâu này. Thực ra, bản thân mình cũng đã phải chiến đấu vất vả với nó đấy. Cứ cách ngày không gội đầu (do trời lạnh hoặc con không khoẻ) là nó mọc lên như bê tông, cứng đơ, dày ụ ấy.
Kinh nghiệm nhỏ của mình là các mẹ đừng quá nôn nóng muốn đầu con phải sạch ngay mà hãy làm từ từ. Hàng ngày đều cố gắng gội đầu cho bé với dầu gội. Trước khi gội đầu nên bôi dầu Baby oil cho con (khoảng 2-3tiếng), sau đó gội cùng với dầu gội. Sau khi gội mình thấy phần cứt trâu mới thực sự bở thì bạn dùng đầu lược (loại lược nhỏ xíu) cào nhẹ vào thì sẽ bong ra ngay. Sau đó dùng khăn xô lau sạch.
Các mẹ hãy làm nhẹ nhàng, cẩn thận nhưng không tránh khỏi con bị đỏ vùng da đầu ấy lên song đừng lo lắng, điều này là bình thường. Còn nếu cào trước khi gội thì đầu bé bị đỏ ửng lên đấy. Nếu theo cách này thì hình như phải bôi dầu trước 7-8h hay sao ấy. Vì mình sợ để lâu sẽ làm bé nhiễm lạnh nên không dám. Các mẹ phải thật sự nhẹ nhàng vì không sẽ làm chỗ da đầu đó bị tổn thương và chảy nước (tanh lắm đấy).
Một tin vui nữa là cứt trâu của bé sẽ hết khi bé qua giai đoạn 6 tháng đấy. Sau này chẳng thấy tẹo nào nữa. Các mẹ cứ bình tĩnh, đừng sợ con xấu.
là lấy nước tiểu của bé thấm vào tã xô rồi ấp lên phần tóc có cứt trâu. Sau đó gội đầu lại bằng nước cốt chanh, sạch lắm. Bé nào nhiều cứt trâu lắm thì áp dụng 3 lần là hết. Nhớ xấp nước tiểu 15 phút thôi, không cần để lâu bé sẽ bị lạnh thóp. Bé nhà mình thì chỉ làm 1 lần là hết, mới 4 tháng mà da đầu bóng loáng.
6. Mẹ Member: Trị cứu trâu thì dùng dầu hạnh nhân các mẹ ơi, hết ngay tức thì ấy. Lấy bông gòn thấm dầu lên thóp bé cho thấm kỹ, dùng ngày khoảng 2 lần. Khi nào phải gội đầu cho bé thì cứ gội bình thường thôi, cũng không cần phải cố chải cho nó bong ra làm gì bởi lấy bông gòn vuốt nhẹ nó đã bong rồi.
Loại dầu hạnh nhân này còn dùng được cho vô khối việc khác, đó là để bôi da khô, để bôi trơn viên thuốc giảm sốt qua hậu môn… Tốt và nhiều công dụng cho bé vô cùng ý các mẹ ạ.
Quá sốt ruột mình đã cho bé đi khám ở Viện da liễu, họ cũng bảo là viêm da cơ địa, cho hồ nước có Teta để bôi. Trộm vía bôi đến đâu hết đến đấy, đầu sạch hẳn, da cũng mịn màng trở lại. Vậy bạn cứ làm theo hướng dẫn trên của các mẹ, nếu không đỡ thì nên đưa bé đi khám nhé.
Mẹ Thuylinh1979: Bạn biết không trẻ con đẻ ra không đứa nào có cứt trâu đâu. Đấy chẳng qua là khi tắm rửa, mọi người sợ bé còn non nớt nên không dám tắm ở phần thóp. Từ đó dần dần chúng sẽ hình thành nên những ghét bẩn do không được kỳ sạch sẽ và lâu dần sẽ thành cứt trâu thôi. Đấy chính là lời các bác sĩ nói đấy!
Trẻ em ngày nay hầu như không có mấy cứt trâu vì mẹ ăn đủ chất, con đẻ ra thóp cứng rồi. Bác sỹ thoải mái tắm rửa (như bé nhà mình khi mới đẻ ra đã chẳng phân biệt được thóp và phần đầu khác. Cứng hoàn toàn) nên cứ tắm rửa sạch sẽ không có cứt trâu đâu.
Mẹ Tuti’Mon: Con mình cũng bị cứt trâu và mình đã cho bé đi khám bác sĩ. Bác sĩ đã kê cho mình 1 cái đơn đến hiệu thuốc. Ở đó họ mới pha thuốc cho con mình. Thành phần thuốc là gì các mẹ biết không? Chỉ là vaselin, urin và nước thôi. Thế mà mình gội đầu cho bé đúng 2 lần thì hết sạch, 2 lần gội đó gầu rơi lả tả nhìn kinh khủng luôn, nhưng bôi xong 15 phút là phải gội ngay. Từ đó đến giờ con mình không bao giờ bị lại nữa.
Mẹ Phanthicamtu: Nếu cứt trâu thành lớp mỏng thì chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở các bé sơ sinh, không cần phải bôi thuốc gì cả, chỉ cần gội đầu bình thường dần dần sẽ hết.
Trẻ em càng lớn cứt trâu càng ít đi, đến 2-3 tuổi có thể hết hẳn. Trường hợp cứt trâu đóng thành từng tảng dày bết vào chân tóc, khi bóc lên thấy da đầu ở đó hơi đỏ ướt làm trẻ ngứa ngáy, phải gãi đầu dễ dẫn tới biến chứng nhiễm khuẩn nung mủ (chốc đầu), nổi đinh nhọt ở da đầu… Trường hợp này cần phải dùng thuốc như sau: vài ngày một lần bôi ít dầu parafin lên da đầu (để vài giờ) cho cứt trâu bở ra, sau đó gội bằng nước chanh loãng.
Làm như vậy 3-5 lần lớp cứt trâu sẽ mỏng dần. Có thể bôi một số thuốc kem, mỡ như acid salicylic 2%, chlorocid 1%, erythromycin 1%, diprosalic, kết hợp gội đầu bằng nước chanh, bồ kết loãng, nước lá chè tươi. Khi gội hết sức nhẹ nhàng, tránh cào vò mạnh có thể làm da đầu bé sây sát sẽ biến chứng thành nung mủ, chốc lở, mụn nhọt…
Nếu đã thành biến chứng chốc đầu, đinh nhọt nhất thiết phải đi khám ở thầy thuốc chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị thích hợp các mẹ nhé.
Còn các mẹ khác, các mẹ có mẹo hay nào trị cứt trâu cho con, hãy cùng trao đổi và chia sẻ tiếp với các mẹ đang có chung nỗi quan tâm đến vấn đề này nhé!
+ Xem thêm:
HIỆN TƯỢNG NỔI BAN ĐỎ Ở TRẺ SƠ SINH
ĐỂ TRẺ SƠ SINH KHÔNG BỊ BẸP ĐẦU