Sự Thật Kinh Hoàng Đằng Sau Những Hộp Sữa - Phần 4

  5026

Em bé sau đó sẽ được dặm thêm sau mỗi cữ bú, rồi dặm tiếp suốt đêm thay vì đem tới cho mẹ để được bú. Vì thế bạn có một tình huống mà con thì khóc trong phòng nhũ nhi và mẹ thì khóc ở khu hậu sản.

Sự Thật Kinh Hoàng Đằng Sau Những Hộp Sữa - Phần 4

Việc sinh nở có can thiệp của y tế

Trước thế chiến thứ hai, việc mang thai và sinh nở – và, thêm nữa, cho con bú – là những phần liên tục của cuộc sống bình thường. Phụ nữ sinh con tại nhà với sự hỗ trợ của những cô đỡ có đào tạo, họ là những người của cộng đồng, và sau đó người mẹ cho con bú với sự khuyến khích của gia đình và bạn bè.

Đem việc sinh nở ra khỏi cộng đồng và đặt nó vào bệnh viện làm tăng sự can thiệp của y tế vào việc sinh nở của người phụ nữ. Những sự kiện trong đời bị biến thành các vấn đề về y tế, và những kiến thức truyền thống được thay thế bằng các giải pháp khoa học và kỹ thuật. Sự can thiệp của y khoa dẫn tới những biện pháp can thiệp ào ra như thác nước đổ, làm sút giảm sự tự tin của phụ nữ về khả năng mang thai và sinh ra một đứa con khỏe mạnh, sinh con và nuôi con.

Cái thác nước đổ theo hướng này: Bệnh viện là những cơ quan, chứ không phải là con người và cần thiết phải được vận hành theo lịch trình. Để một bệnh viện được vận hành suôn sẻ, lý tưởng là bệnh nhân cần phải được gây mê và nằm yên một chỗ. Để một phụ nữ sinh con, có nghĩa là cô ấy phải nằm ngửa trên giường, một vị trí trái với tự nhiên làm cho việc chuyển dạ bị chậm lại, không có hiệu quả và làm đau đớn hơn.

Để “sửa chữa” cho những cơn chuyển dạ mất hiệu quả do việc điều trị này, các bác sĩ đã phát triển một loạt các loại thuốc (thường là những hormones tổng hợp chẳng hạn như prostaglandins hoặc syntocinon), các kỹ thuật (chẳng hạn như kẹp thai hay hút thai) và những thủ thuật (ví dụ như rạch tầng sinh môn) để làm nhanh tiến trình sinh nở. Làm nhanh việc chuyển dạ một cách nhân tạo thậm chí còn làm sản phụ đau đớn hơn và điều này, dẫn đến việc sản xuất tràn lan các loại thuốc giảm đau. Nhiều loại trong số này thật mạnh đến nỗi người mẹ thường bất tỉnh hoặc bị gây mê sâu ngay vào lúc sinh con và do đó không cho con bú được.

Tất cả các loại thuốc giảm đau đều thấm qua túi nhau, vì vậy thậm chí nếu người mẹ tỉnh táo thì chưa chắc em bé cũng vậy, hoặc bị thấm thuốc thật nặng đến nỗi bản năng tìm mẹ tự nhiên (giúp bé tìm vú mẹ) và việc kết hợp các cơ (cần thiết để tiếp cận vú mẹ phù hợp) bị hư hại trầm trọng.

Trong khi mẹ và con đang phục hồi từ những phức tạp của việc sinh nở có can thiệp y tế thì cho đến những năm 1970 đến những năm 1980 họ vẫn còn bị cách ly theo lịch. Thông thường, em bé sẽ không “được phép” bú mẹ cho đến khi bú bình đầu tiên, trong trường hợp bé có vấn đề tiêu hóa gì đó. Khi việc cho con bú được thực hiện thì nó lại theo thời khóa biểu nghiêm ngặt. Những lịch bú này – thường là từ ba đến bốn giờ một lần – hoàn toàn không hề tự nhiên đối với em bé của con người vì bé cần được bú 12 lần trở lên trong 24 tiếng. Những bé không thoát khỏi cơn đói giữa các cữ bú thường xuyên được bổ sung nước và/hoặc sữa công thức.

“Nhiều cữ bú dặm quá,” Giáo sư Renfrew nói. “Cái cách mà chuyện cho con bú “theo khoa học” này xảy ra ở bệnh viện là ngày đầu tiên em bé sẽ bú hai phút mỗi bên vào ngày đầu tiên, sau đó là bốn phút mỗi bên ngày thứ hai, bảy phút vào ngày thứ ba và cứ như vậy. Điều này tạo ra sự lo lắng khủng khiếp vì người mẹ sẽ nhìn vào đồng hồ thay vì nhìn con mình. Em bé sau đó sẽ được dặm thêm sau mỗi cữ bú, rồi dặm tiếp suốt đêm thay vì đem tới cho mẹ để được bú. Vì thế bạn có một tình huống mà con thì khóc trong phòng nhũ nhi và mẹ thì khóc ở khu hậu sản. Đó là những gì mà chúng ta gọi là “bình thường” trong những năm của thập kỷ 60 và 70.”

Sữa mẹ được tạo ra trên căn bản cung-và-cầu, và những cữ bú dặm đều đặn này vừa làm thõa mãn cơn đói của trẻ và giảm bớt nhu cầu bú mẹ củ bé, vừa làm cho sữa mẹ giảm đi. Kết quả là, nhờ hồng ân được sinh nở tại bệnh viện mà người mẹ trải qua kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ như một sự nỗ lực bực bội và thường gây đau đớn rồi thất bại.

Khi đó, dưới những tình huống không thể làm được gì, việc cho con bú “thất bại,” sữa công thức vì thế được cung cấp như là “giải pháp hoàn chỉnh về dinh dưỡng” và đồng thời cũng “hiện đại hơn”, “sạch sẽ hơn” và được “xã hội chấp nhận hơn.”

Tối thiểu hai thế hệ phụ nữ đã trở thành chủ đề cho những thói quen có hại như vậy và kết quả là ngày nay nhiều người mẹ nhận thấy khái niệm cho con bú kỳ lạ và không quen thuộc, và rất thường bị gán cho thành điều không thể và thường xuyên không “làm” được, điều mà họ có thể “làm thử xem sao”, nhưng lại công bằng mà nói thì đó là điều họ không nên cảm áy náy khi không làm được.

+ Xem thêm:

+ SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 1

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 2

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 3

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 4

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 5

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 6

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN CUỐI


Nguồn bài viết: Webcuame
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: