Thời gian qua, nhiều học sinh tại thành phố Đông Quản (Trung Quốc) được cho nghỉ học để ở nhà, tránh lây nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, việc trẻ ở nhà lâu ngày mà bố mẹ không có kế hoạch học tập, vui chơi cụ thể cũng có thể dẫn đến nhiều nguy hại về sức khỏe như cậu bé 5 tuổi dưới đây.
Cậu bé Tong Tong (tên ở nhà) được trường mẫu giáo cho hoãn học nhiều tháng nay. Bố mẹ bé lo lắng ở ngoài dễ lây nhiễm dịch bệnh nên chỉ cho phép bé chơi trong nhà và dùng điện thoại là một trong những cách để cậu bé giết thời gian và trở nên ngoan ngoãn.
Tuy nhiên, Tong Tong cũng bắt đầu nghiện điện thoại, chơi 8 giờ mỗi ngày. Khoảng 20 ngày trước, gia đình bất ngờ phát hiện mắt của Tong Tong bị lác vào phía trong nên đưa bé đi khám.Kết quả cậu bé bị chứng loạn thị. Fu Chengbin - Giám đốc khoa Mắt tại Bệnh viện mắt Aier cho biết, tình trạng này xảy ra khi trẻ dùng điện thoại di động quá nhiều. Việc để mắt hoạt động trong thời gian dài với cường độ cao dẫn đến sự xuất hiện của esotropia - một hoặc cả hai mắt hướng vào trong mũi.
Cũng theo vị giám đốc, esotropia phổ biến cấp tính thường xảy ra đột ngột và đi kèm với chứng viễn thị. Nếu esotropia nhỏ và tầm nhìn không bị xáo trộn, có thể quan sát và điều chỉnh. Nếu độ nghiêng lớn thì rất khó điều trị. Sau điều trị 6 tháng có thể phải làm phẫu thuật.
Vì thế, vị bác sĩ cũng nhắc nhở, trong thời gian dịch bệnh còn kéo dài, cha mẹ cần có thời gian biểu phù hợp khi cho trẻ tham gia các lớp học trực tuyến hoặc sử dụng thiết bị điện tử phù hợp để tránh dẫn đến việc mắt bị mỏi quá mức, gây bệnh.
Cha mẹ có thể áp dụng quy tắc bảo vệ mắt 20-20-20: Sau 20 phút tiếp xúc với màn hình điện tử nên cho trẻ nhìn xa 20 feet (khoảng 6 mét) và nghỉ ngơi 20 giây để bảo vệ mắt. Thường xuyên quan sát các biểu hiện ở mắt của trẻ nhỏ để kiểm tra kịp thời, tránh gây hậu quả đáng tiếc.
Súc Miệng Nước Muối Có Thể Diệt Virus Covid 19?
Mách Mẹ Cách Bổ Sung Canxi Cho Trẻ Sơ Sinh