Trị Dứt Điểm Tât Giật Mình Và Thức Đêm Ở Trẻ

  19327

Trẻ nhỏ ngủ không ngon giấc, thường xuyên giật mình, khóc thét giữa đêm khiến không ít mẹ lo lắng. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ. Vậy mẹ nên làm gì?

Trẻ nhỏ ngủ không ngon giấc, thường xuyên giật mình, khóc thét giữa đêm khiến không ít mẹ lo lắng. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ. Vậy mẹ nên làm gì?

Lý giải các hành động khóc, cười, nói mớ, chảy dãi ở trẻ khi ngủ

1. Nguyên nhân khiến bé giật mình và khóc thét khi ngủ


Chế độ ăn uống, vệ sinh chưa hợp lý

- Dinh dưỡng trong ngày thiếu hụt: Nguyên nhân bé khóc và giật mình có thể do mẹ chưa cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng trong ngày. 

- Thời gian ngủ chưa hợp lý: Nhiều mẹ cho con ngủ nhiều vào ban ngày khiến ban đêm con ngủ ít và hay giật mình. 

- Nhiệt độ phòng chưa thích hợp: Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh đều làm trẻ khó chịu, ngủ không ngon, giật mình và quấy khóc.

- Không cho bé ăn bữa phụ vào ban đêm, vì thông thường sau bữa ăn tối khoảng 3 tiếng bé lại đói và tìm vú mẹ. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé đang ngủ mà tỉnh dậy khóc thét.

- Vệ sinh thân thể chưa sạch sẽ, quần áo quá chật khiến bé khó chịu hoặc mẹ dùng chăn hay gối đè lên người bé khiến bé ngột ngạt, nóng bức.

Bệnh lý

- Trẻ bị nhiễm giun kim: Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu vào ban đêm, vì giun kim thường hoạt động vào ban đêm gây ngứa hậu môn. 

- Trẻ bị rôm sẩy hoặc dị ứng bất thường nào đó ngoài da mà mẹ quên không bôi thuốc cho trẻ trước khi ngủ

- Trẻ thiếu canxi: Nếu mẹ thấy trẻ thường đổ mồ hôi trộm (thời điểm không bú sữa, vì khi bú sữa trẻ sẽ đổ mồ hôi ở đầu do phải dùng lực để bú), rụng tóc vành khăn sau gáy, chậm mọc răng nghĩa là con thiếu canxi. Đây chính là nguyên nhân khiến con hay giật mình, khóc thét lúc nửa đêm.

2. Các cách trị dứt điểm tật giật mình và khóc ban đêm ở trẻ

- Đối với các bé trong độ tuổi ăn dặm, mẹ cần cho bé ăn như sau:

+ 3 bữa bột/ngày: 1 bữa bột ngọt + 2 bữa bột mặn

+ Uống từ 400 - 600ml/sữa/ ngày

+ Bữa phụ (Giữa sáng và giữa chiều): váng sữa hoặc sữa chua, trái cây, phô mai

+ Sữa mẹ

Khi được ăn no và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, trẻ sẽ ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm và không quấy khóc hay giật mình.

- Điều chỉnh thời gian ngủ hợp lý:

+ Ban ngày ngủ 1 - 2 tiếng, ban đêm ngủ 8 - 10 tiếng. Trung bình một ngày trẻ ngủ từ 11 - 12 tiếng. 

+ Nếu bé hay giật mình dậy và khóc vào ban đêm, mẹ nên cho bé ngủ từ 9 - 10 giờ đêm để bé có giấc ngủ sâu từ 10 giờ - 1 giờ (đây là thời điểm hormone tăng trưởng hoạt động tốt nhất, nếu bé giật mình và khóc vào khoảng thời gian này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ).

- Kiểm tra nhiệt độ phòng thích hợp trước khi cho bé ngủ. Nhiệt độ tốt nhất là từ 27 - 28 độ C. Khi ngủ tuyệt đối không mặc kín quá cho bé, không trùm chăn, không cho bé nằm sấp. Nên mặc quần áo chất liệu thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, giường rộng và ít các vật dụng xung quanh để tạo môi trường thông thoáng, dễ thở cho trẻ.

- Kiểm tra xem bé có bị dị ứng hay rôm sảy, nếu có nên bôi thuốc cho bé để bé ngủ ngon hơn.

- Nên cho bé ăn thêm một bữa sữa phụ vào ban đêm. Tuy nhiên, chỉ nên làm việc này khi bé dưới 6 tháng tuổi. Bé trên 6 tháng tuổi đã bước vào độ tuổi ăn dặm nên có thể ngủ thâu đêm mà không cần ăn thêm bữa phụ.

- Mẹ nên tập cai sữa và cho bé ngủ riêng để bé có thói quen ngủ thâu đêm.

- Tuyệt đối không bế trẻ ru ngủ sẽ tạo thói quen xấu cho con. Trước giờ ngủ nên cho uống một cữ sữa ấm giúp con dễ dàng đi vào giấc ngủ, sau đó đặt con nằm trên giường, để đèn hơi tối, mở nhạc nhẹ cho con nghe giúp con tự chìm vào giấc ngủ. 

- Nếu trẻ thiếu canxi mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung canxi cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Trong các trường hợp bệnh lý như giun kim, viêm tai giữa, trào ngược thực quản mẹ cần phải điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Khi nào đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Trong trường hợp trẻ giật mình, khóc thét giữa đêm, mẹ nựng và cho bú nhưng trẻ vẫn không nín khóc. Khi khóc có dấu hiệu vặn mình, co bụng, tím mặt, khóc khoảng 30 phút nhưng không dừng cần đưa con đi gặp bác sĩ ngay.

+ Xem thêm:

MẸO CHỮA KHÓC DẠ ĐỀ CHO TRẺ SƠ SINH

TRẺ SƠ SINH NGỦ GỐI LÁ ĐINH LĂNG SẼ KHÔNG BỊ GIẬT MÌNH


Nguồn bài viết: yeutre
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: