Mẹ Đã Biết Cho Con Bú Đúng Cách Để Duy Trì Sữa Mẹ Chưa?

  9875

Khi bé bú, bé sẽ không hoàn toàn bú hết sữa trong vú mẹ mà thông thường chỉ bú 2/3 lượng sữa có sẵn trong vú mẹ thôi. Điều này tương tự như khi các mẹ sử dụng máy hút sữa, nhưng nó không hút sữa hiệu quả bằng “cái máy chụt choẹt” kia.

Các Mẹ Sữa có biết?

Khi bé bú, bé sẽ không hoàn toàn bú hết sữa trong vú mẹ mà thông thường chỉ bú 2/3 lượng sữa có sẵn trong vú mẹ thôi. Điều này tương tự như khi các mẹ sử dụng máy hút sữa, nhưng nó không hút sữa hiệu quả bằng “cái máy chụt choẹt” kia.

Ngay sau khi sữa được bé bú ra thì sữa mới sẽ bắt đầu được tạo ra. Vú càng trống sữa nhanh thì sữa càng được tạo ra nhanh, và ngực càng căng đầy thì sữa mới sẽ đến chậm hơn. Đây chính là lý do mà sau mỗi lần bị tắc tia sữa do mẹ bận không kịp cho bé bú hoặc hút thì vú sẽ nói “Sữa ơi em đừng đi!”

Vì vậy, nếu sau khi bé bú xong 20-30 phút mà vẫn đòi bú tiếp thì sữa vẫn còn cho bé chứ không “hết”. Việc bé đòi bú liên tục, hay còn gọi là “cluster feed”, là bình thường và mẹ hãy yên tâm rằng như thế sữa sẽ được tiếp tục sản xuất; chứ không phải là mẹ không đủ sữa mà vội dặm thêm sữa công thức nhé các mẹ.

Chất béo trong sữa mẹ tỉ lệ nghịch với độ căng sữa của bầu vú, tức là vú mẹ căng sữa thì chất béo ít và khi vú mẹ được làm trống thì chất béo tăng lên. Vì vậy, mẹ tránh các cữ bú/hút cách xa nhau (không nên quá 4 tiếng). Lượng sữa hút ra sau một cữ dài sẽ có lượng sữa sau (hindmilk) ít hơn.

Để kích thích lượng sữa, mẹ nên gia tăng số lần hút chứ không phải thời gian hút.

Phản xạ “sữa về” (cảm giác tê tê nơi bầu vú, đặc biệt là ở đầu vú khi mẹ cho bú/hút) sẽ hiệu quả khi mẹ thường xuyên thay đổi bên ngực khi hút, mát xa ngực hoặc kích thích đầu vú.

Vắt sữa bằng tay có thể kích thích vú và đầu vú nhiều hơn dùng máy hút, vì oxytocin và prolactin được sản xuất nhiều hơn thông qua động tác mát-xa. Nhiều mẹ đã chia sẻ rằng dùng máy hút không ra sữa nữa, đầu vú bị đau, nhưng khi vắt tay hoặc cho bé bú thì sữa vẫn ra ào ào.

Vào một số thời điểm, có thể rơi vào wonder weeks hay growth spurts, bé có thể có nhu cầu bú nhiều hơn, bú liên tục, nhất là về chiều tối nên nhiều mẹ lầm tưởng là mình thiếu sữa, từ đó hoang mang mà mất tự tin về khả năng nuôi con bằng sữa mẹ của mình. Tuy nhiên, những cữ bú ngắn và liên tục như vậy thì lượng chất béo trong sữa tăng lên, giúp bé có đủ năng lượng để phát triển. Càng về sau, bé tăng cân chậm hơn vì năng lượng được sử dụng hiệu quả hơn.

Lượng sữa mẹ sản xuất từ sau tháng thứ nhất đến tháng thứ sáu hầu như không thay đổi, tương ứng với dung tích dạ dày của bé.

Một nguyên lý cần nhớ khi hiểu về quá trình sản xuất của sữa mẹ: lượng sữa sản xuất tương ứng với sữa do bé bú hút hoặc mẹ dùng máy hút sữa (Supply equals removal of milk), tức là bé càng bú nhiều lần và nhiều sữa được bé bú hoặc mẹ dùng mhs thì nhiều sữa tiếp tục được sản xuất.

Bí kíp nuôi con bằng sữa mẹ thành công chính là sự tự tin vào bản thân cũng như hiểu được làm thế nào mà cơ thể sản xuất sữa. Không một người mẹ nào tự nhiên lại có kinh nghiệm nuôi con nếu không thông qua những vấp ngã, bỡ ngỡ và ý chí quyết tâm sẵn sàng học hỏi. Do đó, mẹ hãy thật bình tĩnh khi đối mặt với những khó khăn mà trước đây mình không hề nghĩ tới trong hành trình làm mẹ của mình. Mẹ cũng nên chăm sóc bản thân, ngủ nghỉ đầy đủ và đừng ngần ngại tìm người để chia sẻ những nỗi lo âu của mình.

Chúc các Mẹ Sữa tự tin và lạc quan để nuôi con bằng sữa mẹ thành công.

+ Đọc tiếp:

6 CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ SỮA MẸ LUÔN DỒI DÀO

SỮA MẸ VẮT RA ĐỂ ĐƯỢC BAO LÂU THÌ HƯ?


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: