Mách Mẹ Cách trị Hăm Tã Cho Bé Hiệu Quả Bằng Dầu Dừa

  2638

Trẻ thường xuyên mặc bỉm, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng dễ bị dị ứng và hăm tã. Khi bé bị hăm tã mẹ có thể dùng dầu dừa để điều trị theo 3 bước dưới đây.

Trẻ thường xuyên mặc bỉm, đặc biệt là trong những ngày  nắng nóng dễ bị dị ứng và hăm tã. Khi bé bị hăm tã mẹ có thể dùng dầu dừa để điều trị theo 3 bước dưới đây.



Cách trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa

Dầu dừa là dưỡng chất tự nhiên rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Với thành phần chính là vitamin E, dầu dừa giúp nhanh chóng làm lành vết thâm trên da cho bé bao gồm cả hăm tã. Vì thế khi bé bị hăm tã mẹ có thể dùng dầu dừa để điều trị theo các bước sau: 

Bước 1: Mẹ tắm cho bé bằng nước ấm, rồi dùng khăm mềm lau khô người bé.

Bước 2: Mẹ đặt bé nằm xuống, bên dưới lót một miếng vải chống thấm. Sau đó dùng một ít dầu dừa bôi trực tiếp vào vùng da bị hăm, để 15 phút cho dầu dừa thấm.

Bước 3: Sau 15 phút mẹ rửa lại cho bé bằng nước ấm và dùng khăn mềm thấm khô da.

Lưu ý: Trước khi thoa dầu dừa cho bé mẹ cần vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Nếu mẹ không thích bôi trực tiếp dầu dừa vào da bé thì có thể pha một ít dầu dừa vào nước rồi tắm cho bé cũng có tác dụng trị hăm tã và rôm sảy cho bé hiệu quả.

Cần mua dầu dừa ở những nơi uy tín để đảm bảo dầu dừa nguyên chất, không pha lẫn tạp chất có hại cho da bé. Hoặc mẹ cũng có thể tự làm dầu dừa tại nhà để dùng cho bé, vừa an toàn và vệ sinh.

Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng dầu dừa để massage cho bé thường xuyên vừa chống hăm tã, rôm sảy vừa dưỡng ẩm cho da bé. Giúp bé có làn da mềm mại hơn. 

Với những bé mới hăm tã chỉ cần bôi một lần vết thương sẽ lành hẳn còn những bé bị hăm tã lâu ngày thì mẹ cần kiên trì bôi nhiều lần sẽ có hiệu quả. 

Cách phòng tránh hăm tã và rôm sảy cho bé

- Giữ cho phòng ngủ, giường của bé luôn sạch sẽ, thoáng mát.

- Mỗi ngày nên để bé “nude” một vài tiếng để giúp da được khô thoáng. 

- Nên cho nuôi con hoàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Vì sữa mẹ sẽ tăng cường hệ miễn dịch cho bé. 

- Nên chọn đúng kích cỡ tã phù hợp độ tuổi của bé, không nên mặc tã cho bé quá chặt mà nên nới lỏng để giúp da thông thoáng và khô ráo, tránh bị hăm tã.

- Nên dùng các loại tã có khả năng thấm hút tốt, mềm mại và an toàn.

- Thường xuyên thay tã và vệ sinh cho bé, tránh không cho bé tiếp xúc với các chất kích ứng có trong phân và nước tiểu trong thời gian dài, dễ gây viêm nhiễm, lở loét da bé. Các mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã bỉm của bé mọi lúc. 

- Sau mỗi lần thay tã nên vệ sinh và lâu khô da, bôi kem chống hăm tã hoặc dầu dừa trước khi mặc bỉm cho bé.

- Tã lót của bé nên chọn chất liệu cotton mềm mại và giặt sạch bằng xà phòng thơm, dầu gội đầu hoặc sữa tắm phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn.

- Không nên lạm dụng phấn rôm để thoa vào mông bé, đặc biệt tránh thoa phấn vào vùng kín của các bé gái vì thành phần của phấn rôm chủ yếu là bột hóa thạch nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

- Khi thay tã cho bé, mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bôi kem và mặc tã mới để tránh vi khuẩn bám ở tay mẹ gây hại cho da bé.

+ Xem thêm:

MÁCH MẸ CÁCH CHĂM SÓC HỆ TIÊU HOÁ ĐỂ BÉ LUÔN KHOẺ MẠNH


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: