Lượng Nước Trẻ Cần Từ Sơ Sinh Đến Lớn Là Bao Nhiêu Mỗi Ngày

  6122

Đứa trẻ không uống đủ nước sẽ gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, ảnh hưởng xấu đến tinh thần và khả năng học tập của trẻ, trẻ sẽ bị giảm khả năng tỉnh táo, tập trung.

Nước đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Thế nhưng, đối với những đứa trẻ, các mẹ thường chỉ cho con uống nước khi trẻ khát hay sau bữa ăn mà chưa biết cần bổ sung nước cho con như thế nào và nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ.

Tuy không phải là chất dinh dưỡng nhưng nước là một phần không thể thiếu giúp cơ thể duy trì mọi chức năng. Với một đứa bé, nước chiếm 74% trọng lượng cơ thể, giúp điều chỉnh thân nhiệt cơ thể bằng cách toát mồ hôi. Nước giúp thải các chất độc trong cơ thể qua đường bài tiết, vận chuyển các chất dinh dưỡng và nhiều thành phần khác đi khắp cơ thể.

Đứa trẻ không uống đủ nước sẽ gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, ảnh hưởng xấu đến tinh thần và khả năng học tập của trẻ, trẻ sẽ bị giảm khả năng tỉnh táo, tập trung. Nếu bị khát nước, mất nước thường xuyên, bé có thể bị táo bón, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, thậm chí một số bệnh nguy hiểm khác…

Cần cho con uống nước theo nhu cầu

Việc cho trẻ uống nước tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bé để có lượng nước uống khác nhau.

Trẻ dưới 6 tháng: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu được bú sữa mẹ hoàn toàn thì không cần phải bổ sung nước cho trẻ kể cả cho trẻ uống một vài thìa để làm sạch miệng sau mỗi lần bú. Sở dĩ như vậy vì trong thành phần sữa mẹ đã bao gồm các chất dinh dưỡng và nước cần thiết cho bé mà không cần bổ sung thêm.

Trẻ trên 6 tháng tuổi: Ngoài các bữa ăn dặm, cho bé bú vài lần trong ngày để bảo đảm trẻ không bị khát. Không nên thay thế nước bằng sữa, nước ngọt và nước có ga.

Cho bé bú đúng cữ để tránh bị thiếu nước​
Ngoài ra, các mẹ có thể dựa theo khuyến cáo của Hội Nhi khoa Việt Nam và Viện Dinh dưỡng để tính được nhu cầu nước cần bổ sung cho trẻ mỗi ngày:

Nhu cầu uống nước tính theo tuổi

- Dưới 1 tuổi: 150ml/kg/ngày

- Từ 1-5 tuổi: 100ml/kg/ngày

- Từ 6-10 tuổi: 70ml/ngày/kg

- Từ 11-18 tuổi: 40-50ml/kg/ngày

Nhu cầu uống nước tính theo cân nặng

- Dưới 10kg: 100ml/kg

- Từ 11-20kg: 1.000ml + 50 x (số cân - 10)

- Trên 20kh: 1.500ml + 20 x (số cân - 20)

Lưu ý: Nhu cầu về nước uống sẽ tăng lên trong các trường hợp sau: Khi trẻ sốt trên 370C, lượng nước uống tăng lên 10%. Khi thở nhanh, ra nhiều mồ hôi thì nhu cầu nước tăng 25- 50%ml/100 kcalo. Khi thời tiết nắng nóng, trẻ vận động nhiều, cần cho trẻ uống nước thường xuyên.

Đối với trẻ còn nhỏ, không thể tự biết khát lúc nào để uống nước, vì vậy nên cho trẻ uống nhiều thìa nước mỗi giờ.

Cung cấp nước từ đâu?

Có thể cung cấp nước từ những nguồn sau:

Các loại sữa, chế phẩm từ sữa: như sữa mẹ, sữa tươi, sữa bột, sữa đậu nành, sữa chua, yaourt…

Các loại nước uống khác: nước trái cây, sinh tố, nước khoáng, nước có gas, nước trắng…

Thực phẩm: các món canh, súp, các loại củ quả như cải trắng, dưa hấu, bí đao, cà chua, dứa, táo…

Bên cạnh các nguồn nước trên thì bạn nên chú ý cho trẻ uống nước trắng, đảm bảo bé có thể hấp thu tốt mà không phải thừa năng lượng. Nên hạn chế các loại nước đóng chai, nước hoa quả không tốt cho hệ tiêu hóa, và ảnh hưởng đến bữa ăn của bé. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu nước

Trẻ nhỏ thường không ý nhận thấy mình khát nước. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý những dấu hiệu nhận biết con mất nước, để bổ sung lượng nước kịp thời, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 

Việc thiếu nước ở trẻ có thể nhận biết qua màu sắc và lượng nước tiểu khi bé đi tiểu trong ngày. Nếu trẻ đi tiểu với nước tiểu có màu vàng sậm, đục, có mùi hôi, lượng nước tiểu ít cho thấy bé nhà bạn đang thiếu nước.

Trẻ dễ cáu kỉnh, mệt mỏi, khó tập trung, nhức đầu, kết quả học tập giảm sút.

Trẻ bị táo bón, đi đại tiện khó khăn…

+ Xem thêm:

TRẺ UỐNG BAO NHIÊU NƯỚC MỖI NGÀY LÀ ĐỦ

TÁC HẠI KHI CHO TRẺ SƠ SINH UỐNG NƯỚC


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: