Dấu Hiệu Trẻ Sốt Virus Nguy Hiểm Mẹ Chớ Lơ Là

  4352

Sốt virus ở trẻ em có thể nhận biết rất rõ nét tại nhà mà chưa cần phải đưa đi khám bác sĩ.

Sốt virus ở trẻ em có thể nhận biết rất rõ nét tại nhà mà chưa cần phải đưa đi khám bác sĩ.

Sốt virus là một bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xảy ra vào thời tiết giao mùa đặc biệt khi trời nóng ẩm. Sốt virus không gây nguy hiểm ở người lớn nhưng ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy mẹ cần nhận biết dấu hiệu bé sốt virus sớm để kịp thời chữa trị.

DẤU HIỆU SỐT VIRUS Ở TRẺ EM

Triệu chứng phổ biến nhất của sốt virus ở trẻ em là sốt cao, thân nhiệt cơ thể bé trên 38,5 độ C hoặc có lúc tăng cao từ 40-41 độ C.

Sốt cao là dấu hiệu phổ biến của sốt virus. (Ảnh minh họa)

 Ngoài ra bé cũng có thể có các dấu hiệu sau đây:

- Đau đầu: Sốt virus sẽ khiến bé bị đau đầu, choáng váng đầu óc, nhức đầu mệt mỏi. Ngoài ra bé cũng có thể bị đau nhức toàn cơ thể.

- Viêm đường hô hấp: Sốt virus cũng gây ra viêm họng, ho, sổ mũi, hắt hơi liên tục.

- Nôn: Hiện tượng nôn có thể xảy ra sau khi bé ăn hoặc bé cũng thể bị nôn khan.

- Khát nước: Bé sẽ có cảm giác miệng đắng, cổ họng khô, thèm uống nước và chán ăn.

- Phát ban: Sau 2-3 ngày sau khi sốt, da bé có thể bị nổi những nốt ban nhỏ li ti.

- Viêm hạch: Đầu, cổ có thể xuất hiện hạch do bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

- Rối loạn tiêu hóa: Bé có thể bị tiêu chảy khi bị sốt virus.

NGUYÊN NHÂN GÂY SỐT VIRUS Ở TRẺ EM

Sốt virus chủ yếu do các loại virus sống kí sinh trong đường hô hấp và hệ tiêu hóa gây ra. Một số loại virus gây bệnh phổ biến là sởi, entero virus, coxakie, myxo virus… Virus có thể lây từ người này qua người khác một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bệnh dễ bùng phát thành dịch.

Do sức đề kháng của trẻ em còn non kém nên rất dễ bị nhiễm virus do tiếp xúc với người bệnh. Sau khoảng 16 đến 48 giờ bị nhiễm virus, bé sẽ có những triệu chứng bị bệnh đầu tiên. Bệnh có thể diễn biến rất nhanh và sẽ đỡ dần sau 5-7 ngày điều trị.

CÁCH ĐIỀU TRỊ KHI TRẺ BỊ SỐT VIRUS

Sốt virus nếu được điều trị đúng cách sẽ khỏi sau 5-7 ngày. Khi bé bị sốt virus bố mẹ nên cho bé nghỉ học để tránh lây bệnh sang bé khác.

Khi ở nhà, bố mẹ có thể thực hiện các phương pháp chữa trị sau để giúp bé nhanh khỏi bệnh:

- Hạ sốt: Khi bé bị sốt virus, bố mẹ nên thường xuyên theo dõi nhiệt độ của bé để tránh trường hợp bé bị sốt cao, co giật gây nguy hiểm đến tính mạng.

dau hieu chan doan sot virus o tre em, cha me khong duoc lo la - 2

Nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước khi bị sốt. (Ảnh minh họa)

Khi bé sốt trên 38,5 độ C bố mẹ có thể cho bé uống các loại thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý mẹ không cho bé dưới 3 tháng tuổi uống thuốc hạ sốt nên không có ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra có thể chườm nước ấm cho bé để hạ nhiệt độ cơ thể.

- Bù nước và điện giải: Sốt cao có thể khiến bé mất nước và mất cân bằng điện giải vì thế cần đảm bảo bé uống đủ nước. Với bé đang bú mẹ, hãy tăng tần suất cho bé bú. Đối với các bé lớn hơn, cho bé uống Oresol để bù nước và điện giải.

- Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng: Khi bé bị sốt virus mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để bé có thể ăn được nhiều hơn. Đồng thời nên bổ sung vào chế độ ăn của bé các loại rau, củ quả để tăng cường sức đề kháng.

- Nghỉ ngơi đầy đủ: Ăn ngủ hợp lý sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Mẹ nên cho bé nghỉ học 1 tuần để hoàn toàn khỏe lại và không lây bệnh sang cho các bé khác.

- Vệ sinh sạch sẽ: Tắm rửa hoặc lau người sạch sẽ cho bé trong phòng ấm, kín gió. Đồng thời mẹ nên nhỏ mũi, mắt cho bé bằng nước muối sinh lý để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp

DẤU HIỆU NGUY HIỂM

Sốt virus thường không nguy hiểm tuy nhiên nếu bé có các dấu hiệu sau thì mẹ cần đưa bé đi bệnh viện ngay lập tức:

dau hieu chan doan sot virus o tre em, cha me khong duoc lo la - 3

Theo bác sĩ Nguyễn Lê cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, đối với các bệnh do virut gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị chứng, đối với sốt virut ở trẻ em cũng vậy. Do đó các biện pháp thường áp dụng là:

Theo dõi nhiệt độ: Đặt nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 - 0,4 độ. Thí dụ nhiệt kế ghi 38oC thì thân nhiệt thực sự của trẻ là 38,4oC.

Hạ sốt: Thường dùng paracetamol, chườm mát cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Cởi quần áo, bỏ bớt chăn cho trẻ khi đang sốt cao.

Lau bằng khăn ướt nước ấm: Dùng khăn mềm, sạch, nhúng nước ấm, lau lên khắp mình trẻ; cho tới khi thân nhiệt xuống 37oC. Tuyệt đối không được chườm nước lạnh vì sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi.

Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC thì dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.

Bù nước và điện giải: Nếu trẻ còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường, và cho uống bù nước ORS (Oresol) theo chỉ dẫn. Trường hợp trẻ không uống được thì dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải.

Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Dinh dưỡng: Cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh...

Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.


Nguồn bài viết: eva
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: