Dấu Hiệu Bị Bệnh Khi Trẻ Đi Ngoài Ra Máu Có Bọt

  3559

Khi thấy bé đi ngoài ra máu hoặc có nhiều bọt, rất nhiều mẹ hoang mang và lo sợ. Mẹ cần tìm hiểu để có thể đánh giá tình trạng của trẻ và thăm khám kịp thời.

Khi thấy bé đi ngoài ra máu hoặc có nhiều bọt, rất nhiều mẹ hoang mang và lo sợ. Đặc biệt khi các mẹ đang nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, mẹ cần tìm hiểu để có thể đánh giá tình trạng của trẻ và thăm khám kịp thời.

Phân biệt đau bụng ở trẻ sơ sinh và đau bụng thường gặp ở trẻ nhỏ

I. TRƯỜNG HỢP TRẺ ĐI NGOÀI RA MÁU ​
1. Các nguyên nhân 


Tìm hiểu nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu để có cách điều trị kịp thời​
Với trẻ bú mẹ dưới 2 tháng tuổi

Giai đoạn này, hệ tiêu hóa, đường ruột của trẻ rất yếu, chưa kể cơ thể trẻ chưa được hấp thụ nhiều vitamin K nên dễ bị đi ngoài ra máu. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ bị viêm ruột non hoặc xoắn ruột dẫn tới có máu trong phân.

Với trẻ trên 2 tháng, bú mẹ

Trẻ đi ngoài ra máu có thể do những nguyên nhân sau:

- Táo bón: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu hậu môn ở bé. Nếu mẹ nhận thấy bé đi phân cứng, ít và rặn nhiều, trong phân có lợn cợn máu thì có thể bé đang bị táo bón. 

- Bé bị lồng ruột: Trường này vô cùng nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng tới tính mạng của bé. Triệu chứng: bé đau bụng dữ dội, khóc thét, đi tiêu ra máu và đờm, nôn ói. 

- Dị ứng hoặc không hợp với loại sữa công thức mẹ cho uống thêm.

- Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn lị, E.Coli hoặc Salmonella.

- Trẻ uống sữa bò, đậu nành: Một số trẻ bú công thức như sữa bò hoặc sữa đậu nành cũng có nguy cơ bị đi ngoài ra máu do trẻ bị dị ứng protein trong sữa bò, sữa đậu nành.

Với trẻ từ 2 - 6 tuổi

- Trẻ bị trĩ: Mặc dù trẻ nhỏ có nguy cơ bị trĩ thấp hơn so với người lớn nhưng một số bé vẫn bị bệnh này do táo bón nhiều lần. Bé sẽ khó đi và đau đớn, có máu tươi nhỏ giọt sau khi phân đã ra.

- Bệnh kiết: Bệnh kiết do Amibe thường ít xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng mẹ cũng không nên chủ quan và bỏ qua triệu chứng của bệnh này. Trẻ bị kiết sẽ có hiện tượng đau bụng, đi tiêu khó, rặn mới ra, phân có máu, đờm, sốt nhẹ.

Ngoài ra, trẻ từ 2 - 6 tuổi rất dễ bị bệnh kiết do trực tràng. Trệu chứng như: nóng sốt, đau bụng, đi ngoài ra máu. Trong trường hợp này, trẻ cần phải được đưa đi bệnh viện và điều trị kịp thời nếu không dễ dẫn tới mất nước, rối loạn tiêu hóa, rối loạn điện giải.

Với trẻ trong độ tuổi học cấp 1

- Bé bị viêm ruột do amip, lỵ hoặc viêm đại tràng nên thường bị chảy máu khi đi ngoài. Nguyên nhân do bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường lạ, cộng thêm hiếu động nên rất dễ bị nhiễm khuẩn.

- Bé bị táo bón: Táo bón có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em (dù ít hơn người lớn). Trong khi đó, giai đoạn này bé thường thích ăn thức ăn nhanh, bim bim, kẹo bánh, ít ăn chất xơ như rau củ nên rất dễ bị táo bón.

- Một số trẻ có thể mắc bệnh xuất huyết tiêu hóa, tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.

2. Phòng ngừa đi ngoài ra máu ở trẻ

Để ngăn ngừa tình trạng đi ngoài ra máu của trẻ, mẹ lưu ý:

- Đối với trẻ sơ sinh, sau khi sinh xong mẹ cần yêu cầu tiêm vitamin K cho trẻ để phòng chống xuất huyết ở trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải ăn uống đầy đủ để sữa đủ dinh dưỡng cho con bú.

- Đối với trẻ trong độ tuổi ăn dặm, mẹ nên bổ sung thêm chất xơ như rau củ cho trẻ để con dễ dàng đi ngoài, không rặn, hạn chế tình trạng bị táo bón, trĩ khi còn nhỏ. Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua, men sống để kích thích hệ tiêu hóa.

- Tập cho con đi vệ sinh hàng ngày, tránh để con nhịn đi vệ sinh, dẫn tới táo bón kéo dài.

- Cho con uống đủ nước theo từng độ tuổi như:

Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi (trẻ dưới 6 tuổi khuyến cáo không cho uống nước ngoài sữa mẹ, sữa công thức) nên uống 1 - 2 thìa nước sau mỗi lần ăn dặm và uống sữa. Trung bình trẻ uống 15 - 30ml nước/ngày.

Trẻ trên 1 tuổi: Lượng nước tùy theo nhu cầu và cân nặng của trẻ. Ví dụ, trẻ nặng 5kg, uống 500ml nước; trẻ nặng 6kg, uống 600ml nước...

Ngoài ra, nếu mẹ nhận thấy nước tiểu của con có màu trong nghĩa là con đã uống đủ nước, nước tiểu màu vàng xanh hoặc vàng trắng thì cần bổ sung nước cho trẻ.

- Vệ sinh tay, chân cho trẻ sạch sẽ trước và sau khi ăn để tránh bị nhiễm khuẩn.

3. Khi nào nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Hầu hết trẻ đi ngoài ra máu không có bệnh lý quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy trẻ thường xuyên đi ra máu mà không rõ nguyên nhân, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để có phương pháp điều trị đúng và kịp thời.

II. TRƯỜNG HỢP TRẺ ĐI NGOÀI CÓ BỌT ​
1. Các nguyên nhân


Trẻ đi ngoài ra bọt có thể do thiếu vitamin K​
Khác với đi ngoài ra máu, trẻ đi ngoài có bọt trong phân thường do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Dường ruột bị kích thích, chưa tiêu hóa hết lượng đường

Thông thường, nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì phân sẽ sền sệt, hơi lỏng, màu vàng sậm, mùi chua, nhiều nước. Bé đi khoảng 3 - 8 lần. Nếu bé đi ngoài nhiều lần, lỏng và sủi bọt nhầy, nguyên nhân có thể do đường ruột của bé bị kích thích, chưa tiêu hóa hết lượng đường có trong sữa.

Trẻ bị nóng trong người

Phân sủi bọt cho thấy cơ thể trẻ không được khỏe mạnh như mọi ngày, con có thể bị nóng trong người. Mẹ nên cho trẻ uống nước đầy đủ và bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ. Với trẻ bú mẹ, mẹ nên uống nhiều nước, có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để lượng sữa mẹ chất lượng.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa 

Trường hợp này thường xảy ra với các bé lần đầu ăn dặm. Do mẹ cho bé ăn quá nhiều tinh bột, đường ruột trẻ chưa tiêu hết được tinh bột nên trẻ đi ngoài có sủi bọt. 

2. Cách điều trị và ngăn ngừa 

- Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn: Mẹ không cần quá lo lắng khi con đi ngoài ra bọt, vì có thể do bé bị nóng trong người hoặc sữa mẹ chưa đủ chất. Mẹ cần điều chỉnh lại bữa ăn và dinh dưỡng hợp lý, cho bé bú đúng tư thế để được bú sữa mẹ đầy đủ nhất. 

Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn nhiều thực phẩm như sữa chua, bánh mì, rau củ quả, cháo và hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều chất béo no, chiên, rán...

- Đối với trẻ bú sữa công thức: Mẹ cần kiểm tra xem con có bị dị ứng sữa hay không. Thông thường, trẻ sẽ đi ngoài có bọt khoảng 2 - 3 ngày khi uống sữa công thức lần đầu, vì hệ tiêu hóa của trẻ cần thời gian thích nghi. Nếu thấy trẻ đi ngoài có bọt kéo dài nên dừng uống và đổi loại sữa khác.

- Đối với trẻ trên 1 tuổi: Mẹ cần cho trẻ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Đối với rau xanh, mẹ cần khuyến khích con ăn "cái" thay vì chỉ uống nước luộc rau. Hạn chế cho trẻ ăn kẹo, bánh, nước ngọt... vì những thực phẩm này có thể khiến con bị rối loạn tiêu hóa và đi ngoài sủi bọt.

3. Khi nào thì đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Rất nhiều mẹ hoang mang khi thấy con đi ngoài sủi bọt, ngay lập tức đưa đi gặp bác sĩ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, không nhất thiết phải đưa con đi khám nếu con vẫn ăn ngủ, lên cân đều, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Bởi, trẻ sơ sinh khác hoàn toàn trẻ nhỏ. Đặc biệt trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn nên có thể đi ngoài 5 - 7 lần và có bọt. Số lần đi này cũng không phải do trẻ bị tiêu chảy, điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển bình thường ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú sữa mẹ.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai (Trả lời phỏng vấn trên báo Dantri) cho biết, đối với nhóm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nếu đi ngoài dưới 10 lần/ngày, sủi bọt, không sốt, bú bình thường, ngủ tốt, thì cha mẹ hoàn toàn yên tâm, không cần đưa con đi làm xét nghiệm và uống men tiêu hóa....

Cũng theo TS Dũng, nhiều mẹ tự cho con uống men tiêu hóa, thuốc cam không những con không giảm số lần đi ngoài mà còn khiến con có nguy cơ từ một đứa trẻ bình thường trở thành ốm yếu, ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ. Chưa kể có thể ngộ độc chì từ thuốc cam.

Trừ những trường hợp trẻ đi ngoài nhiều lần, sốt, quấy khóc, cha mẹ thấy bất an thì mới cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Tuyệt đối không tùy tiện cho trẻ uống thuốc.

+ Xem thêm:

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA TRẺ KHI BỊ TIÊU CHẢY

CÁCH TRỊ TIÊU CHẢY TẠI NHÀ CHO TRẺ HIỆU QUẢ


Nguồn bài viết: eva
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: