Những Kiểu Tắm Mẹ Gây Hại Cho Con

  15906

Cha mẹ nên lưu ý những trường hợp dưới đây để tránh tắm cho con, gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Tắm cho bé không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường!

Tắm cho trẻ sơ sinh đòi hỏi sự cẩn trọng và chú ý cao độ vì cơ thể các bé vô cùng non nớt và yếu ớt. Cha mẹ nên lưu ý những trường hợp dưới đây để tránh tắm cho con, gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Tắm khi bé có biểu hiện mệt mỏi

Nhiều bậc phụ huynh có quan niệm, khi thấy con quấy khóc, mệt mỏi, cho con đi tắm sẽ giúp cơ thể bé sảng khoái, tỉnh táo hơn. Điều này là hoàn toàn sai lầm vì khi cơ thể bé mệt mỏi, khả năng tuần hoàn máu và khí huyết lưu thông giảm mạnh, tắm có thể khiến bé mệt mỏi hơn, dễ bị cảm đột ngột. Cách tốt nhất là để bé nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe rồi mới cho bé đi tắm.

Tắm sau khi bé được tiêm chủng

Mẹ cần tránh tắm cho bé sơ sinh ngay sau khi tiêm chủng xong để ngăn ngừa việc tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé qua vết tiêm, làm da bé bị kích ứng, sưng, viêm, mẩn đỏ,...

Nguồn nước tắm cho bé không thể đảm bảo là nước cất tinh khiết 100%, vì thế mà vị trí kim tiêm tiếp xúc với da bé rất dễ bị viêm nhiễm khi mẹ cho bé tắm. Mẹ cần tránh tắm cho bé sơ sinh ngay sau khi tiêm chủng xong để ngăn ngừa việc tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé qua vết tiêm, làm da bé bị kích ứng, sưng, viêm, mẩn đỏ,...

Tắm khi bé đói

Khi bé đói, lượng đường trong máu của bé lúc này đang bị hạ thấp. Ngay cả người lớn tắm vào lúc này cũng không có đủ năng lượng tiêu hai cần thiết cho cơ thể, có thể dẫn đến chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, thậm chí là đột quỵ.

Tắm khi bé vừa ăn xong

Tắm ngay sau khi ăn rất dễ khiến bé bị nôn trớ do có quá nhiều áp lực đặt lên chiếc bụng đang no căng của bé với dạ dày đang được mở rộng. Hơn nữa, việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ cũng bị ảnh hưởng vì tắm ngay sau khi ăn làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu đổ vào da nhiều hơn còn máu cung cấp cho hệ tiêu hóa giảm.

 Cho bé nằm điều hòa sau khi tắm

Nhiều bậc cha mẹ bất cẩn không để ý tắt điều hòa trong phòng khi cho bé đi tắm, đến khi bé tắm xong, vào gặp nhiệt độ lạnh đột ngột sẽ bị ảnh hưởng xấu đến tim, huyết áp và hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, làm cho máu lên não chậm. Trẻ nhỏ sức đề kháng và hệ miễn dịch vô cùng non nớt, việc nằm điều hòa ngay sau khi tắm rất dễ gặp tai biến và có nguy cơ tử vong cao.

Tắm mà không có thảm chống trượt

Một chiếc thảm chùi chân đặt ngay trong phòng tắm là điều cần thiết để phòng chống các pha té ngã của của bố mẹ và bé trong nhà tắm. Ngoài ra, cùng với thảm chùi chân, mẹ cũng nhớ sắm những đôi dép chống trơn để đảm bảo an toàn.

Tắm khi bé đang bị cảm, tiêu chảy

Nếu bé đang nôn nhiều, cảm lạnh, tiêu chảy mà lại bị dịch chuyển liên tục, nâng lên hạ xuống để tắm rửa sẽ làm tình trạng bệnh lý của trẻ càng trầm trọng hơn. Lúc này, tốt nhất không được tắm cho bé mà chỉ lau sơ người bé qua nước ấm, thay quần áo sạch và để bé nghỉ ngơi cho đến khi hết bệnh.

+ Xem thêm:

CÁCH TẮM AN TOÀN NHẤT CHO TRẺ SƠ SINH

MẸ CẦN BIẾT: SAI LẦM KHI GIỮ ẤM CHO TRẺ SƠ SINH


Nguồn bài viết: eva
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: