Cách Xử Lý Sốt Co Giật Ở Trẻ Em Tại Nhà

  5443

Sốt co giật ở trẻ em là bệnh lý thường gặp và rất nguy hiểm. Nếu cha mẹ không kịp thời can thiệp, hạ sốt nhanh có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề ở trẻ.

Sốt co giật ở trẻ em là bệnh lý thường gặp và rất nguy hiểm. Nếu cha mẹ không kịp thời can thiệp, hạ sốt nhanh có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề ở trẻ.

1. Nguyên nhân gây sốt co giật ở trẻ em

Sốt co giật ở trẻ do nhiều nguyên nhân​
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có người từng bị sốt co giật thì nguy cơ trẻ cũng bị sốt co giật rát cao. Nếu cha mẹ bị sốt co giật thì con sẽ bị nặng và cao hơn gấp nhiều lần.

- Sau khi tiêm chủng virus ho gà hoặc trẻ cũng có thể sốt co giật. Nguyên nhân do sau khi tiêm vắc xin sẽ kích thích xuất hiện sớm hội chứng Dravet ở trẻ có đột biến gên SN1A và gây co giật.

Thực tế, chỉ có từ 3 - 4% trẻ bị sốt co giật và tình trạng này sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ nếu được cha mẹ can thiệp kịp thời. Trẻ vẫn phát triển bình thường, thông minh, học giỏi, cách ứng xử tốt so với các trẻ sốt không bị co giật.

2. Sốt co giật ở trẻ em có nên cho uống thuốc hạ sốt

Đã có nhiều nghiên cứu về việc uống thuốc sẽ làm hạ sốt co giật, nhưng kết quả cho thấy thực tế chưa có loại thuốc hạ sốt nào có thể làm ngừng co giật. Nguyên nhân, do sốt co giật thường xảy ra ngay cơn sốt đầu tiên của đợt bệnh, cha mẹ không hề biết trước đó trẻ bị sốt nên sẽ không kịp cho bé uống thuốc hạ sốt. Thông thường, các mẹ sẽ cho con uống thuốc hạ sốt, nhanh nhất là sau 20 phút con bị sốt, mà lúc đó con đã bị co giật rồi nên thuốc không hề có tác dụng chống co giật.

3. Biến chứng sốt co giật ở trẻ em

Khi trẻ bị sốt cha mẹ cần phải nhanh chóng hạ sốt cho trẻ, nếu để sốt cao co giật lâu, trẻ sẽ mất ý thức, thiếu oxy lên não. Đối với trẻ có tiền sử về bệnh động kinh thì cơn co giật càng lâu và khiến ý thức mất hoàn toàn.

Đối với trẻ bình thường, sốt co giật hạ nhanh thì sẽ không ảnh hưởng gì đến não bộ nhưng nếu sốt lâu kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ. Một số trẻ thì có thể bị co giật nửa người sau đó yếu hẳn liệt nửa người.

4. Cách xử lý sốt co giật ở trẻ em tại nhà

Theo các bác sĩ, thông thường sốt co giật sẽ chấm dứt sau vài phút và đa phần không cần tiêm thuốc chống co giật. Quan trọng là cách chăm sóc của cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt co giật. Chăm sóc đúng có thể khiến trẻ nhanh phục hồi và ngược lại sẽ khiến tình trạng trẻ nặng, nguy hiểm hơn.

- Trước tiên, mẹ cần phải cho bé nằm nghiêng người sang 1 bên, đầu hơi thấp xuống giúp đàm nhớt trong miệng bé chảy ra ngoài.

- Không nhét bất kỳ vật gì vào miệng bé vì bé có thể nuốt rất nguy hiểm, có thể gây ngạt đường thở, chết não. Các mẹ hoàn toàn không cần phải lo việc bé cắn lưỡi khi co giật vì điều này không thể xảy ra.

- Không bôi dầu gió, vắt chanh vào miệng bé vì bé sẽ không hết co giật bởi dầu gió hay chanh đều không làm trẻ hết co giật, thậm chí nó còn gây nguy hiểm khiến trẻ bị tắc đường thở vì vắt chanh và thân nhiệt hạ nhanh, co giật nặng hơn khi bôi dầu gió.

- Sau vài phút cơn co giật sẽ tự hết mà mẹ không cần làm gì cả, sau khi bé đỡ co giật, ngay lập tức cho bé uống thuốc hạ sốt (paracetamol hay ibuprofen).

- Đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

5. Lưu ý

Để phòng co giật ở trẻ, tốt nhất khi trẻ sốt cha mẹ cần phải tìm cách hạ sốt cho trẻ ngay để phòng sốt cao sẽ dẫn tới co giật. Nếu để trẻ co giật rồi thì cần thực hiện các bước trên và sau đó đưa đến bệnh viện.

+ Xem thêm:

TRẺ BỊ SỐT CÓ LỢI CHỨ KHÔNG NGUY HIỂM NHƯ MẸ NGHĨ

10 MẸO HẠ SỐT NHANH CHO TRẺ KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC TÂY


Nguồn bài viết: yeutre
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: