Nếu bạn thực sự yêu mến một đứa trẻ và muốn cưng nựng bé thì hãy tránh xa trò tung hứng trẻ lên cao hoặc lắc lư người trẻ một cách mạnh bạo. Bởi lẽ hành động này nguy hiểm hơn bạn tưởng khi nó có thể khiến trẻ mắc các bênh do tổn thương não
Thế nào là hội chứng rung lắc (SBS)?
Khi được sinh ra, não của trẻ sơ sinh vẫn có những khoảng trống với phần xương sọ để tiếp tục phát triển đến mức hoàn thiện. Trong khi đó, phần cơ và xương cổ lại quá yếu để có thể đỡ được phần trọng lượng khá lớn của đầu.
Do đó, khi có những tác động bên ngoài, chẳng hạn những cái xốc tung người quá mạnh sẽ làm khiến não của bé không bắt kịp với những các chuyển động đang diễn ra quá nhanh và mạnh. Các lực này ngay lập tức sẽ va đập lên khung xương sọ làm tăng áp lực trong hộp sọ dẫn đến dập não, phù và chảy máu não hoặc khiến não bị thụt vào trong hộp sọ. Kết quả là trẻ sẽ bị chấn thương não nghiêm trọng có thể là vĩnh viễn; thị giác cũng sẽ bị tổn thương dẫn đến mù lòa; trẻ chậm phát triển. Trường hợp đáng tiếc nhất là trẻ có thể tử vong.
Chính vì những hậu quả nặng nề và thương tâm của hội chứng rung lắc, những hành động như tung hứng người trên cao, lắc lư mạnh dưới thấp cần phải hạn chế.
Cười nắc nẻ có khả năng dẫn đến hội chứng rung lắc hay không?
Trên lý thuyết, những cái lắc mạnh chỉ xảy ra trong vòng 5 giây cũng đủ để dẫn đến hội chứng rung lắc. Việc cười nắc nẻ trên thực tế khó có khả năng dẫn đến hậu quả rung lắc nếu đó không phải là từ một trò chơi mạnh bạo.
Nếu hành động cưng nựng yêu thương chỉ đơn thuần là vỗ về, lắc lư nhẹ qua lại hoặc cù léc, rung người không thể dẫn đến hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vẫn cần hết sức cẩn thận với những hành động này vì xương cổ của bé còn rất yếu.
Trên thực tế, những trường hợp bị rung lắc đều do hành vi bạo lực được thực hiện một cách cố ý hoặc những hành động mất kiểm soát của người chăm sóc trẻ khi chịu quá nhiều áp lực. Tuy vậy, khả năng vô ý gây tai nạn vẫn không thể loại trừ.
Làm sao biết trẻ bị rung lắc ở mức nguy hiểm?
Trẻ bị rung lắc nặng có thể dẫn đến những thương tổn thần kinh vĩnh viễn nếu sau những cú rung lắc đó, trẻ đã bị va đập vào một khối cứng và dừng đột ngột. Lúc này, trẻ sẽ trong tình trạng vô cùng nguy hiểm khi não bị vỡ nát, mô não bị xé toạt và gây xuất huyết não. Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu lắc giật mạnh, ngủ li bì, nôn mửa, cáu gắt và hay quấy khóc mỗi lúc thức dậy mà không thể dỗ dành được hãy đưa trẻ đến ngay các bệnh viện được cấp cứu.
Kiểm soát khả năng xảy ra hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh
Vì hầu hết các trường hợp của hội chứng rung lắc đều đến từ tác nhân bên ngoài nên việc kiểm soát khả năng xảy ra hội chứng phải được thực hiện từ đây.
Thực tế, việc chăm sóc một đứa trẻ không hề dễ dàng và chúng có thể dẫn đến nhưng cơn giận vượt kiểm soát. Do đó, hãy để người chăm sóc bé là người thực sự yêu thương và có mối dây tình thân ruột thịt với bé. Có như vậy với những khó khăn từ việc chăm nom họ có thể vượt qua dễ dàng hơn. Nếu có nóng giận, họ có cũng là những người có khả năng kiểm soát được tình hình.
Để có được một tinh thần tốt nhất khi chăm sóc trẻ, bạn hãy thỉnh thoảng tập những bài thở hít sâu để kiểm soát cơn giận.
Trong trường hợp cảm thấy mình có khả năng trở thành mối nguy cho trẻ, hãy đặt trẻ xuống nền nhà và nhờ người giúp đỡ.
Trong quá trình chăm sóc, ẵm bồng bé, tránh những cú xoay đổi tư thế đột ngột như: xốc ngược lên cao, bế thốc dậy, tung người từ dưới lên và hạ thấp xuống nhanh chóng…
+ Xem thêm:
12 ĐIỀU TỐI KỴ Ở TRẺ SƠ SINH MẸ NÀO CŨNG NÊN BIẾT
7 PHẢN XẠ SINH TỒN TUYỆT VỜI Ở TRẺ SƠ SINH