Cách Cho Bé Ăn Rau Củ Đúng Cách Nhiều Mẹ Chưa Biết

  16789

Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cho con ăn dặm với rau củ “chuẩn” nhé. Những thông tin dưới đây sẽ gúp mẹ thay đổi tư duy về việc cho trẻ ăn dặm rau củ.

Bổ sung rau củ đúng cách không chỉ giúp con hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất mà còn phòng ngừa được các bệnh về xương khớp, tiêu hóa, táo bón... Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cho con ăn dặm với rau củ “chuẩn” nhé.

Những thông tin dưới đây sẽ gúp mẹ thay đổi tư duy về việc cho trẻ ăn dặm rau củ.

1. Nên cho con ăn nhiều rau ăn lá

Trái cây và các loại củ không thể thay thế rau xanh, rau ăn lá được. Vì vậy, mẹ cần tăng cường bổ sung rau xanh trong thực đơn ăn dặm của trẻ. 

Các lại rau có lá màu xanh sẽ chứa nhiều vitamin hơn các loại trái cây, củ quả thông thường. Để trẻ có thể ăn được rau ăn lá, mẹ nên luộc chín và rây mịn, trộn cùng bột hoặc cháo hoặc để riêng và cho trẻ ăn kèm bột, cháo. Cho trẻ tráng miệng bằng nước rau luộc để tận dụng các loại vitamin thôi ra nước.

2. Cho bé nhai rau củ khi bé đã có phản xạ nhai

Tập nhai rau củ cũng sẽ khiến bé yêu thích các loại rau củ hơn và giúp cơ hàm phát triển. Để bé nhai dễ dàng mẹ nên hấp chín các loại củ, cắt miếng vừa miệng bé. Mẹ cũng lưu ý, chỉ cho bé nhai rau củ khi bé đã có phản xạ nhai và mọc răng.

3. Rửa rau thật kỹ

Rau khi đến tay người tiêu , rau chứa rất nhiều hóa chất độc hại và các loại vi khuẩn. Vì chúng được trồng và nuôi dưỡng bằng phân bón công thêm thuốc trừ sâu hoặc các loại thuốc hóa học khác để rau phát triển mạnh.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi chế biến rau cho con, mẹ cần phải rửa sạch rau với 4 - 5 lần nước, nên rửa rau dưới vòi nước mạnh để loại bỏ các loại vi khuẩn, chất bẩn, đất cát, chất hóa học.

Sau đó, mẹ ngâm rau trong nước muối 10 - 15 phút để tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng ký sinh trên rau.

4. Nên cho rau vào luộc khi nước đã sôi

Nhiều mẹ có thói quen cho củ vào nước lạnh và luộc cùng, tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, mẹ nên cho rau củ vào luộc khi nước trong nôi đã sôi 100 độ. Nhiệt độ cao trong nồi sẽ tạo một lớp đường trên bề mặt nước và bảo vệ vitamin trong rau không bị bay mất cùng hơi nước. Nhờ vậy, bé sẽ được hấp thụ nhiều vitamin hơn từ rau củ.

5. Luộc rau trong nồi i-nox hoặc nhôm


Luộc bằng nồi i-nox sẽ giúp rau an toàn hơn​
Trong quá trình luộc rau, chất axit có trong kim loại sẽ bị thôi ra một phần và hấp thụ vào rau, khi bé ăn sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ. Trong khi đó, nồi nhôm hoặc i - nox sẽ thôi ra ít hơn và không đáng kể so với nồi được làm từ đồng chẳng hạn.

6. Không đậy vung khi luộc rau

Thói quen của nhiều mẹ là đậy vung để luộc rau với mục đích rau nhanh nhừ. Đây là thói quen vô cùng tai hại khiến rau mất chất, đồng thời chất axit trong kim loại sẽ thôi ra nhiều hơn, ngấm vào nước và vào rau.

7. Không lưu trữ rau đã chế biến quá lâu

Các loại rau sau khi chế biến nên cho bé sử dụng ngay. Mẹ không nên tiết kiệm mà để dành tới bữa sau hoặc cất vào tủ lạnh ăn dần. Điều này sẽ khiến bé dễ bị ngộ độc thực phẩm vì rau chín để lâu sẽ sản xuất ra một lượng nitrit rất lớn, không tốt cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt trẻ ăn dặm có hệ tiêu hóa còn yếu.

8. Nên làm chín rau bằng hơi


Hấp rau sẽ giữ được nhiều dinh dưỡng trong rau​
Cách để bảo vệ các vitamin có trong rau củ tốt nhất là mẹ nên làm chín nhanh rau bằng hơi như hấp dưới nhiệt độ cao chẳng hạn. Vì nếu đun rau với nước quá lâu sẽ làm mất đi lượng vitamin cần thiết trong rau. Ngoài ra, hấp rau có thể khiến ùi vị rau vẫn giữ nguyên, kích thích vị giác của trẻ.

9. Tận dụng nước rau làm nước sốt

Trong nước rau có rất nhiều vitamin và khoáng chất, mẹ không nên chỉ sử dụng cái mà bỏ qua nước. Để thay đổi khẩu vị cho trẻ ăn dặm, mẹ có thể lấy nước rau làm thành nước xốt, nước xốt dầu giấm chẳng hạn và cho bé thưởng thức cùng với cháo hoặc bột.

+ Xem thêm:

5 LOẠI RAU CỦ NGHIỀN CỰC TỐT CHO BÉ ĂN DẶM

12 LOẠI RAU QUẢ CỰC KỲ LỢI SỮA CHO MẸ SAU SINH

 


Nguồn bài viết: yeutre
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: