Bé Dưới 1 Tuổi Bị Sổ Mũi Phải Làm Sao

  1279

Mặc dù có nhiều cách trị ho sổ mũi cho trẻ dưới 1 tuổi nhưng nếu áp dụng không đúng cách, không đúng với nguyên nhân gây bệnh sẽ gây ra nguy hiểm cho trẻ.

Ho, sổ mũi thực chất là những phản ứng của cơ thể trẻ trước các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, nhằm hạn chế sự xâm nhập của các dị vật hoặc tham gia vào việc tống xuất dịch tiết. Để tìm ra cách trị ho sổ mũi cho trẻ dưới 1 tuổi, trước tiên mẹ cần phải biết được nguyên nhân gây bệnh là gì để từ đó có cách chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho sổ mũi

Một số lý do có thể khiến trẻ bị ho, sổ mũi gồm:

- Dị ứng: Trẻ sẽ bị sổ mũi kèm theo hắt hơi, mắt đỏ và ngứa.

- Thời tiết lạnh: Nếu trẻ ho vài tiếng, sổ mũi mà không kèm theo triệu chứng khác thì có thể là do trẻ tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc ăn phải thực phẩm cay nồng.

- Có dị vật trong mũi: Dị vật trong mũi khiến trẻ bị chảy nước mũi, thậm chí là chảy máu, gây đau đớn cho trẻ.

- Trẻ mắc một số bệnh lý như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm phổi, cúm.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có những cách trị ho sổ mũi cho trẻ dưới 1 tuổi khác nhau. Ảnh minh họa

Cách trị ho sổ mũi cho trẻ dưới 1 tuổi

Khi xảy ra triệu chứng, nhiều mẹ sẽ tự hỏi “bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì?” và tự ý mua thuốc, nhưng điều này có thể gây nguy hiểm cho bé. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị ho, sổ mũi kèm theo sốt thì tốt nhất mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để thăm khám và điều trị ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Nếu trẻ trên 3 tháng tuổi bị ho, sổ mũi nhiều kèm theo sốt trên 39 độ C, mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế. Nếu con vẫn ăn ngủ bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng mà hãy áp dụng các cách chăm sóc dưới đây để làm giảm tình trạng ho, sổ mũi của con:

- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm giảm chất nhầy trong mũi, làm sạch và giảm sưng đường hô hấp.

- Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ hơn. Với những trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho trẻ các món loãng, dễ ăn, dễ tiêu hóa và bổ sung thêm những loại trái cây chứa vitamin C.

- Khi ngủ nên kê gối trẻ cao hơn một chút để tránh tình trạng nước mũi chảy xuống họng gây ho.

- Sử dụng máy tạo ẩm không khí để giúp trẻ dễ thở hơn, đồng thời làm giảm kích ứng gây ho.

Một số bài thuốc dân gian điều trị ho và sốt ở trẻ dưới 1 tuổi (trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên dùng)

1. Quất hồng bì ngâm đường phèn

Quả quất hồng bì có vị ngọt và chua, tính bình hơi ấm, có tác dụng trị ho, long đờm, kích thích tiêu hóa. Để làm quất hồng bì ngâm đường phèn, đầu tiên mẹ cần ngắt bỏ phần cuống của quất hồng bì rồi rửa sạch với nước đun sôi để nguội. Vớt để ráo nước rồi ngâm cùng với đường phèn trong hũ thủy tinh, cứ một lớp quất hồng bì lại một lớp đường.

Ngâm sau 3 tháng là có thể dùng được. Lúc này, mẹ hãy cho trẻ dùng một thìa quất hồng bì ngâm đường phèn mỗi ngày để trị ho cho trẻ.Ngoài sử dụng thuốc, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dân gian như quất hồng bì ngâm đường phèn, cam nướng,... để trị ho, sổ mũi cho trẻ. Ảnh minh họa

2. Cam nướng

Cách trị ho này rất đơn giản, mẹ chỉ cần chọn một quả cam tươi, màu vàng rồi rửa sạch, nướng bằng lò vi sóng rồi cho bé ăn. Cách này có tác dụng trị ho và giảm đờm.

3. Lá húng quế, tỏi và hạt chanh

Lá húng quế, hạt chanh rửa sạch rồi đem đi nghiền nát. Lấy 2 thìa cho vào cốc nước sôi rồi đem đi chưng cách thủy. Sau đó, nướng tỏi rồi giã nhuyễn, cho vào bát chứa hỗn hợp lá húng quế và hạt chanh rồi chắt nước cho con uống.

Nếu trẻ hết sổ mũi nhưng vẫn ho và có đờm, mẹ chỉ cho con uống lá húng chanh với hạt chanh. Nếu trẻ hết ho nhưng vẫn sổ mũi, hãy cho con uống lá húng quế với tỏi nướng cho đến khi con hết hẳn sổ mũi. Lưu ý, cách làm này chỉ nên áp dụng với trẻ trên 6 tháng tuổi.

Áp dụng cách trị ho sổ mũi cho trẻ dưới 1 tuổi theo đúng nguyên nhân gây bệnh không những giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, với những trẻ quá nhỏ hay kèm theo một số triệu chứng khác thì mẹ không nên chủ quan tự chữa trị tại nhà mà hãy tới gặp bác sĩ.

 

Bí Quyết Để Con Luôn Háo Hức Đến Bữa Ăn Mà Không Nhợn Ói Khi Ăn Nữa

11 Biểu Hiện Chứng Tỏ Con Bạn Thiếu Canxi

9 Điều Các Bà Mẹ Khi Đi Sinh Sợ Còn Hơn Đau Đẻ


Nguồn bài viết: afamily
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: