9 Điều Các Bà Mẹ Khi Đi Sinh Sợ Còn Hơn Đau Đẻ

  6760

Thật bất ngờ vì đau đẻ nằm ở vị trí khá thấp trong top những nỗi sợ trong vấn đề liên quan đến sinh nở của phụ nữ.

Thật bất ngờ vì đau đẻ nằm ở vị trí khá thấp trong top những nỗi sợ trong vấn đề liên quan đến sinh nở của phụ nữ.

1. Cắt tầng sinh môn

Cắt tầng sinh môn còn được gọi là phẫu thuật cắt vùng đáy chậu được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp để đẩy nhanh quá trình sinh nở. Theo chuyên gia sinh sản Michelle Lyne, có tới 85% các mẹ sinh thường trải qua ca phẫu thuật cắt hoặc tầng sinh môn tự rách khi sinh nở.

Khi bị cắt tầng sinh môn, chị em sẽ vô cùng đau đớn sau sinh khi bác sĩ khâu lại và những ngày sau đó thật khó khăn để đi vệ sinh, đứng lên ngồi xuống. Để giảm bớt đau đớn, khi đi vệ sinh, chị em nên dùng vòi nước ấm để xịt trực tiếp lên vùng này sẽ bớt cảm giác đau rát.

2. Khó khăn khi trở lại với chuyện ấy sau sinh

Do ảnh hưởng của việc cắt tầng sinh môn (rách âm đạo) nên việc quan hệ tình dục trở lại sau sinh với chị em sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian cho con bú cũng ảnh hưởng đến điều này và phụ nữ có thể sẽ mất khoảng 6-8 tuần mới có thể ‘yêu’ trở lại được.

Các mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia sau 6 tuần sinh nở nếu gặp vấn đề khó khăn trong lĩnh vực này.

3. Thai chết lưu

Thai chết lưu là hiện tượng thai nhi chết trong bụng mẹ trước khi chào đời và tại Anh mỗi ngày có tới 11 trẻ sơ sinh chết non.

Theo một cuộc thống kê mới đây, đây là hiện tượng khiến các mẹ vô cùng sợ hãi bởi nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Rất nhiều phụ nữ cho biết họ thường xuyên có những giấc mơ lạ về hiện tượng này khiến họ càng lo lắng hơn.

4. Rặn ra phân khi sinh con

Đây là điều hoàn toàn bình thường khi bạn đang cố gắng đẩy em bé ra và bất cứ thứ gì ở trước đầu em bé đều cần phải đi ra ngoài trước. Bạn đừng lo lắng bởi các y bác sĩ đã quen với hiện tượng này và họ cũng sẽ không cảm thấy bị phiền lòng.

Dù vậy, để hạn chế hiện tượng này, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trước giờ lên bàn đẻ.

5. Sinh mổ

Sinh mổ có 2 loại là tự chọn và khẩn cấp. Tỷ lệ sinh mổ ở Anh đã tăng lên khoảng 25% trong những năm gần đây. Theo các chuyên gia, trong hầu hết các trường hợp, sinh mổ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi hơn sinh thường và đây cũng là nỗi lo của hầu hết các mẹ, đặc biệt là với người phải sinh mổ khẩn cấp.

6. Phân su của em bé

Phân su có màu đen, dính trong ruột của em bé, được hình thành từ khoảng tuần 16 thai kỳ. Khi chào đời những ngày đầu, em bé sẽ ị khá nhiều phân su và đây cũng là nỗi sợ hãi của hầu hết các mẹ mới sinh con lần đầu.

  7. Dây rốn quấn cổ

Tỷ lệ những em bé bị dây rốn quấn quanh cổ bé khi còn nằm trong bụng mẹ là khá cao, tuy nhiên dây rốn có độ co giãn nên hầu như không gây nguy hiểm cho bé. Dù vậy một tỷ lệ nhỏ những em bé có thể bị suy thai nếu dây rốn quấn quá chặt.

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ xem xét mức độ nguy hiểm để chỉ định đẻ mổ. Hầu hết các ca thai nhi bị dây rốn quấn cổ vẫn có thể sinh thường được.

8. Sinh non

Rất dễ hiểu vì sao sinh non lại là một trong những điều mà các mẹ lo lắng nhất bởi sinh non gây ra nhiều nguy cơ xấu cho em bé sau này. Những em bé chào đời trước 37 tuần thai đều được coi là sinh non và đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ ở sinh và là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong với trẻ dưới 5 tuổi. Theo thống kê, tỷ lệ sống sót với trẻ sinh non đã tăng từ 53% lên đến 80% trong những năm gần đây.

 9. Đau đẻ

Trước nỗi lo về đau đẻ, chị em còn phiền lòng tới 8 vấn đề trên. Điều này chứng tỏ đau đẻ không phải quá đáng sợ với phụ nữ. Sinh nở là vấn đề tự nhiên và mỗi người phụ nữ đều tin rằng mẹ mình, chị mình đã làm được thì họ cũng sẽ làm được và làm tốt việc này.

Chỉ cần chị em có thai kỳ khỏe mạnh, chọn lựa được bệnh viện tốt, bác sĩ, y tá tốt thì hãy yên tâm rằng ca sinh nở của mình sẽ diễn ra tốt đẹp. 

+ Xem thêm:

MẸ CÓ BIẾT VÌ SAO SAO SINH THƯỜNG TỐT HƠN SINH MỔ

DẤU HIỆU CHUYỂN DẠ MẸ BẦU CẦN LƯU Ý


Nguồn bài viết: eva
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: