Bé Ăn Nhiều Nhưng Kém Hấp Thu Mẹ Phải Làm Sao Khắc Phục

  23929

Kém hấp thu ở trẻ là tình trạng khá phổ biến và thường được định nghĩa hoặc quy định khi trẻ ở thể gầy còi, chậm tăng cân, chậm phát triển.

"Kém hấp thu ở trẻ" là cụm từ được nhiều bà mẹ sử dụng nhất, đặc biệt khi con có dấu hiệu chậm tăng cân, chậm lớn. Tuy nhiên, thực tế không phải mẹ nào cũng hiểu kém hấp thu là gì và cách khắc phục ra sao cho đúng.

1. Kém hấp thu ở trẻ hiểu thế nào mới đúng?

Kém hấp thu ở trẻ là tình trạng khá phổ biến và thường được định nghĩa hoặc quy định khi trẻ ở thể gầy còi, chậm tăng cân, chậm phát triển. Tuy nhiên, hiểu như vậy chưa đủ và có thể dẫn tới sai lầm khi cha mẹ cho con uống thêm thực phẩm chức năng.

Theo các bác sĩ, kém hấp thu có thể xảy ra ở các bé và chỉ xảy ra khi ruột bị tổn thương quá nhiều. Trong trường hợp, bé có đi phân sống thỉnh thoảng 1, 2 ngày là bình thường, đặc biệt với các bé dưới 1 tuổi do men tiêu hóa chưa hoàn thiện. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi ruột được phục hồi và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, thực tế nhiều mẹ lo lắng và quy kết con bị kém hấp thu khi thấy hiện tượng phân sống đi trong ngày. Từ việc quy kết này, nhiều cha mẹ nóng vội khi cho con uống men tiêu hóa hoặc thuốc bổ và dẫn tới tình trạng kém hấp thu không những không được cải thiện mà còn có nguy cơ gây ra tình trạng nặng hơn.

Vì vậy, các mẹ cần biết:

- Kém hấp thu ở trẻ không đơn giản là tổn thương đường ruột, mà nó còn liên quan tới nhiều bệnh hơn như thiếu máu chẳng hạn.

- Khi trẻ bị tổn thương đường ruột không có nghĩa là không thể phục hồi. Đặc biệt ở trẻ nhỏ khả năng phục hồi rất nhanh nếu chỉ tổn thương bình thường mà cha mẹ không cần làm gì (ví dụ không cần cho uống thuốc).

- Không nên lạm dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng vì nó không mang lại hiệu quả như mong muốn. 

Trong trường hợp nào cần nhờ sự can thiệp của bác sĩ?

Kém hấp thu bình thường thì cha mẹ không cần phải đưa trẻ tới bác sĩ, tuy nhiên, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì cần cho con đi gặp bác sĩ ngay:

- Thường xuyên nôn ói, đau bụng.

- Thường xuyên đi phân có mùi tanh, nhão.

- Thường xuyên bị cảm, sổ mũi, viêm họng.

- Tăng trưởng chậm (từ 3 - 4 tháng không lên cân hoặc sụt cân).

- Quấy khóc bất thường, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi.

- Da bong tróc, khô, nứt nẻ.

2. Vì sao trẻ ăn được mà kém hấp thu?

Kém hấp thu thường được cha mẹ chẩn đoán khi con ăn rất nhiều mà không lớn được bởi những nguyên nhân sau:

- Thực đơn có thể cản trở việc kém hấp thu. Ví dụ như thịt bò kết hợp đậu đen, lá hẹ hay hải sản đều cản trở sự hấp thu của cơ thể trẻ; óc heo với trứng gà; tôm khoai lang hay cải bó xôi; cà rốt và củ cải... 

- Cho trẻ uống quá nhiều nước trái cây, sữa khiến trẻ biếng ăn các thực phẩm khác và dẫn tới chậm lớn. Chưa kể, nước trái cây cũng sinh ra nhiều khí làm bé hấp thu không tốt các chất khác.

- Bé ăn nhiều không lớn có thể do bé đang tự điều chỉnh cân nặng để phù hợp với sự phát triển theo từng giai đoạn.

3. Mẹ làm gì khi trẻ kém hấp thu?

- Cha mẹ cần loại bỏ các thực phẩm khó tiêu trong thực đơn của trẻ như hành tây, tỏi tây, chocolate, khoai tây chiên, gà rán, bông cải xanh, thực phẩm nhiều đạm, họ nhà đậu. Nếu cho trẻ ăn thì cho ăn với số lượng ít, vừa phải để tạo cân bằng dinh dưỡng cho trẻ.

- Xây dựng thực đơn đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, xơ, chất béo giúp trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất trong mỗi bữa ăn.

- Hạn chế tối đa tình trạng táo bón ở trẻ, luôn cho trẻ uống đủ nước và lượng rau xanh vừa phải.

- Tăng cường hoạt động thể chất giúp trẻ hấp thu tốt hơn.

+ Xem thêm:

MÁCH MẸ CÁCH NẤU CHÁO CÁ LÓC CỰC NGON CHO BÉ BIẾNG ĂN

MÁCH MẸ 4 BƯỚC MÁT-XA GIÚP BÉ HẾT BIẾNG ĂN


Nguồn bài viết: giadinh
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: