3 Cách Sơ Cứu Khẩn Cấp Khi Bé Gặp Nguy Hiểm Mẹ Nên Biết

  8300

Khi trẻ gặp nguy hiểm nếu không nhanh chóng sơ cứu thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.


Hóc dị vật, lên cơn hen suyễn và bị sốc phản vệ (do côn trùng cắn, hoặc do sốc thuốc) là những tai nạn mà trẻ nhỏ thường gặp phải. Khi trẻ nhỏ rơi vào một trong 3 trường hợp trên, nếu không nhanh chóng xử lý thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. 

Trẻ bị hóc dị vật 

Khi các dị vật bị kẹt trong đường hô hấp, trẻ sẽ có các biểu hiện là mặt tái, trẻ không thể nói hoặc thở, và có thể bị bất tỉnh. 

Cách xử lý:

- Dùng ngón tay lấy mọi thứ trong miệng trẻ ra sau đó giục trẻ ho, khạc mạnh ra.

- Nếu bước trên không hiệu quả, hãy cho trẻ gập người lại để đầu thấp hơn ngực, bất kể trẻ đang ở tư thế nào, dù đứng hay ngồi. Dùng tay vỗ dứt khoát vào hai bả vai của trẻ, lặp lại bốn lần.

Gập người trẻ thấp hơn ngực và dùng tay vỗ dứt khoát vào bả vai trẻ

- Nếu vẫn không được, bạn hãy đứng sau lưng đứa trẻ, nắm một tay lại, và đặt nắm tay lên bụng trẻ giữa xương ngực và rốn. Bàn tay kia nắm lấy bàn tay này.

- Kéo cả hai bàn tay về phía bạn bằng cách giật nhanh về phía trong và hướng lên. Lặp lại như thế bốn lần. Vật cản có thể vọt lên miệng hạy bắn ra khỏi miệng trẻ.

- Kiểm tra trong miệng trẻ và lấy vật cản ra.

- Trẻ có thể thở lại bất cứ lúc nào. Khi ấy cho trẻ ngồi lên và uống nước từng ngụm nhỏ. Sau đó lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.

Trẻ bị sốc phản vệ

Đây là một phản ứng ồ ạt do dị ứng, phát triển rất nhanh sau khi bị côn trùng cắn hay chích một loại thuốc mà trẻ rất mẫn cảm đối với các thành phần của thuốc. Các triệu chứng có thể là buồn nôn, khó thở, hắt hơi, da tím tái, mạch đập nhanh thậm chí có thể bất tỉnh.

Cách xử lý

- Trấn an tinh thần trẻ, sau đó đặt trẻ nằm đầu quay qua một bên. Kê cao hai chân, nới lỏng y phục, giữ ấm cho trẻ.

- Nếu trẻ khó thở, hãy đặt trẻ nằm xấp, gập cánh tay và cẳng chân bên này của trẻ, để ngăn không cho trẻ lăn úp mặt xuống, cẩn thận kéo cánh tay bên kia thẳng ra, nắn từ vai trở xuống cho nằm song song với thân mình.

Trẻ khó thở cần đặt trẻ nằm xấp, nới lỏng y phục và tiến hành hô hấp nhân tạo

- Nếu trẻ bất tỉnh nhanh chóng hô hấp nhân tạo và gọi cấp cứu đưa trẻ đến bệnh viện.

Trẻ lên cơn suyễn

Khi lên cơn suyễn, các đường lưu dẫn không khí nhỏ của phổi hẹp lại, khiến đứa trẻ ngạt thở hoặc thở khò khè. Suyễn đặc biệt cản việc thở ra. Cơn suyễn thường xảy ra ban đêm, nhưng cũng có thể vào bất cứ lúc nào ban ngày.

Cách xử lý

- Trấn an và giúp trẻ giữ bình tĩnh, nếu không trẻ hoảng sợ sẽ khiến tình trạng thêm phức tạp.

- Đặt trẻ ngồi lên ghế hoặc lên đùi bạn, cho người trẻ hơi nghiêng về phía trước. Hai cánh tay tì trên một mặt phẳng như mặt bàn chẳng hạn.

Khi trẻ lên cơn hen cần kịp thời bơm thuốc cho trẻ​
- Bơm thuốc cho trẻ.

- Khi cơn suyễn chấm dứt, tùy theo tình hình có thể đưa trẻ đến bệnh viện hay để trẻ ở nhà.

+ Xem thêm:

15 BÀI SƠ CỨU NHANH KHI BÉ BỊ TAI NẠN BỐ MẸ CẦN BIẾT

CÁCH SƠ CỨU TRẺ BỊ SẶC SỮA


Nguồn bài viết: yeutre
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: